Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 16 tháng 10 năm 2024

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 745606
Đang Online: 798
Hoạt động bảo tồn
Điều tra hệ sinh thái vùng triều kết hợp thu thập mẫu vật phục vụ nghiên cứu bảo tồn nguồn gen năm 2021
Hội nghị tổng kết phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên trên vùng đất ngập nước của Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2016-2020
Điều tra hệ sinh thái vùng triều trên đảo Ba Mùn
Thực hiện chương trình công tác năm 2019 của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long. Phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước đã tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 355/KH-VQG ngày 18/10/2019 về điều tra hệ sinh thái vùng triều đảo Ba Mùn. Thời gian triển khai Kế hoạch từ ngày 30/10-02/11/2019,với nội dung chính là điều tra, đánh giá sơ bộ đa dạng thành phần loài, trữ lượng và xác định các loài có giá trị kinh tế cao để lập phương án quản lý, bảo tồn phù hợp và hiệu quả. Công tác điều tra được thực hiện bằng phương pháp điều tra theo tuyến; thiết lập các mặt cắt và lập các ô tiêu chuẩn trên mặt cắt tại các vùng cao triều, trung triều, hạ triều của khu vực nghiên cứu. Trên các ô tiêu chuẩn(03 ô có kích thước1mx1m) tiến hành thu mẫu các loài sinh vật; phân loại,đo đếm số lượng và cân trọng lượng các loài thu được; quan sát, so sánh số lượng, thành phần loài trên tuyến điều tra (qua các sinh cảnh khác nhau) với các mặt cắt và ô tiêu chuẩn.
Tiếp và làm việc với Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học
Ngày 16/08/2019, tại trụ sở Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long, Đoàn công tác của Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường do đồng chí Trần Ngọc Cường, Trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên làm trưởng đoàn cùng với các thành viên trong đoàn đã đến làm việc, trao đổi về một số hoạt động quản lý đa dạng sinh học, đất ngập nước với Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với Công an huyện Vân Đồn cứu hộ 03 cá thể rùa biển thả về môi trường tự nhiên
Ngày 01/07/2019, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long nhận được tin báo tại khu vực hòn Cồn Cát (Bánh Sữa) thuộc địa phận xã Bản Sen của chính quyền địa phương và Công an huyện Vân Đồn về ông Lê Quang Khảm (trú tại Khu 9, Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - hộ nuôi trồng thủy sản tại khu vực trên đã bắt được 03 cá thể rùa biển. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã cử đoàn công tác do đồng chí Phạm Văn Sỹ - Phó giám đốc làm trưởng đoàn phối hợp cùng với đồng chí Từ Hải Toàn - Đội trưởng đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; đồng chí Trung tá Tô Hoàng Anh - Phó đội trưởng đội cảnh sát hình sự, kinh tế, ma túy và môi trường Công an huyện Vân Đồn cùng các đồng chí phóng viên Đài truyền thanh - truyền hình huyện Vân Đồn đến vận động, tuyên truyền cho ông Lê Quang Khảm biết đây là loài rùa biển quý hiếm nằm trong danh sách loài bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu, cần phải được bảo vệ và nghiêm cấm mọi hành vi đánh bắt, nuôi nhốt, mua bán…
Phối hợp công tác cứu hộ rùa biển của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long và Công an Thành phố Cẩm Phả
Ngày 20/06/2019, ông Đỗ Văn Minh trú tại phường Cẩm Đông, thành phố Cẩm Phả đã mua 01 cá thể rùa biển của ngư dân tại thị xã Tiên Yên để nuôi làm cảnh. Sau khi tìm hiểu trên mạng thông tin điện tử internet về rùa biển, ông Đỗ Văn Minh đã nhận thức được đây là loài quý hiếm, cần bảo vệ, bảo tồn; do vậy ông Đỗ Văn Minh đã tiến hành bàn giao cho Công an Thành phố Cẩm Phả. Nhận được cá thể rùa biển, Thiếu tá Nguyễn Hùng Cường - Phó Đội trưởng Đội cảnh sát kinh tế, Công an Thành phố Cẩm phả đã thông tin trao đổi và bàn giao cá thể rùa biển cho Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long để tổ chức thả về biển.
Cứu hộ rùa biển và tái thả về với môi trường tự nhiên nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
Ngày 14/6/2019, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long nhận được tin báo về việc 01 cá thể rùa biển bị mắc lưới dạt vào đảo Ba Mùn, Vườn quốc gia Bái Tử Long tại khu vực suối Cao Lồ từ ông Lý Văn Đức (thường trú tại Khu 1, Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn - Hộ dân tham gia thực hiện Phương án chia sẻ lợi ích nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên). Ngay sau khi nhận được tin báo, phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước đã tham mưu cho lãnh đạo Ban quản lý chỉ đạo phương án tiếp cận và tổ chức cứu hộ, tái thả rùa biển trở về môi trường tự nhiên. Thực hiện Phương án, Trạm kiểm lâm Ba Mùn, trực tiếp là đồng chí Hà Minh Chiến - Trạm trưởng và đồng chí Đinh Trọng Đào đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường. Qua kiểm tra sơ bộ xác định đây là loài Vích (tên khoa học là Chelonia mydas Linnaeus, 1758), là loài nằm trong Sách đỏ thế giới, Sách đỏ Việt Nam và trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ; cân nặng khoảng 4,5kg; chiều dài mai: 33cm; chiều rộng: 28cm; sức khỏe của rùa biển bình thường. Tuy nhiên trên phần lưng và dưới bụng của rùa có nhiều hà bám, gây khó khăn cho quá trình di chuyển và dễ bị mắc lưới, cần làm sạch trước khi thả về môi trường tự nhiên.
Triển khai thực hiện giám sát, đánh giá hiện trạng rạn san hô đợt 1 năm 2019 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
Thực hiện Chương trình công tác năm 2019 của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long về giám sát, đánh giá hiện trạng rạn san hô tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, ngày 22/4/2019, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phan Thanh Nghị - Phó Giám đốc Ban quản lý, Đoàn công tác của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã tiến hành khảo sát tại 04 địa điểm: vụng Lỗ Hố, vụng Bảng tin, hòn Vành Con và hòn Mang Khơi để thu thập số liệu về hiện trạng, phân bố, độ phủ và sự sinh trưởng, phát triển của san hô đợt 1 năm 2019.
Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức hội thảo “Lựa chọn vị trí xây dựng địa điểm lưu giữ và phương án bảo tồn nguồn gen ốc đĩa tại Vườn quốc gia Bái Tử Long”
Ngày 13/11/2018, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức hội thảo “Lựa chọn vị trí xây dựng địa điểm lưu giữ và phương án bảo tồn nguồn gen ốc đĩa tại Vườn quốc gia Bái Tử Long” thuộc nhiệm vụ KH&CN “Bảo tồn nguồn gen ốc đĩa (Neriata balteata reeve, 1855) trên địa bàn tỉnh quảng Ninh”. Đơn vị chủ trì thực hiện là Trường Đại học Nha Trang, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long và Công ty Cổ phần Nhật Long là hai đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ trên.
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
Với những giá trị đa dạng sinh học độc đáo, Vườn quốc gia Bái Tử Long đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 85/2001/QĐ-TTgngày 01/6/2001 trên cơ sở mở rộng và chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên đảo Ba Mùn tỉnh Quảng Ninhbao gồm 15.783 ha, trong đó, diện tích phần đảo nổi là 6.125ha còn lại 9.658ha là diện tích mặt biển; là nơi hội tụ của nhiều hệ sinh thái đa dạng và phong phú: Hệ sinh thái rừng thường xanh trên đảo núi đất; Hệ sinh thái rừng thường xanh trên đảo núi đá vôi; Hệ sinh thái rừng ngập mặn; Hệ sinh thái thảm cỏ biển; Hệ sinh thái rạn san hô; Hệ sinh thái tùng, áng...
Tăng cường quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn Vườn quốc gia Bái Tử Long
Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo và thực hiện các biện pháp đồng bộ giữa các sở, ngành, địa phương trong việc ngăn chặn, kiểm soát các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh, UBND Tỉnh vừa ban hành Văn bản số 5215/UBND-NLN1 về vấn đề này.
Tình nguyện viên Dự án bảo tồn Rùa biển huyện Cô Tô cứu hộ thành công một cá thể rùa biển
Nhóm tình nguyên viên Dự án bảo tồn rùa biển Vườn quốc gia Bái Tử Long tại huyện Cô Tô đã cứu hộ thành công và thả về môi trường sống tự nhiên một cá thể Rùa biển tại khu vực bãi tắm Hồng Vàn huyện Cô Tô.
Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Phương án chia sẻ lợi ích tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
Thực hiện Quyết định 3002/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt “Phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên trên vùng đất ngập nước của Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2016-2020”
Vườn quốc gia Bái Tử Long cứu hộ thành công 01 cá thể Rùa biển
Ngày 09 tháng 6 năm 2018 Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã cứu hộ thành công một cá thể Rùa biển (loài Đồi mồi Eretmochelys imbricata) tại khu vực cảng Cái Rồng huyện Vân Đồn.
Vườn quốc gia Bái Tử Long tiếp nhận và thả thành công động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường sống tự nhiên
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh tại văn bản số 1776/UBND ngày 26/3/1018 về việc cho phép Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tiếp nhận và thả về môi trường tự nhiên một số loài đồng vật hoang dã sau cứu hộ từ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội
Nghiên cứu đa dạng sinh học tại hệ sinh thái Tùng, Áng trong Vườn quốc gia Bái Tử Long của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Theo lời mời của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long, từ ngày 01-12/5/2018, Đoàn khảo sát nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật do Tiến sĩ Lê Hùng Anh làm Trưởng đoàn đã có chuyến nghiên cứu về đa dạng sinh học tại hệ sinh thái Tùng, Áng trong Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Vườn quốc gia Bái Tử Long thực hiện giám sát đa dạng sinh học phần biển đợt I năm 2018
Thực hiện Kế hoạch số 140/KH-VQG ngày 13/04/2018 của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long về giám sát đa dạng sinh học phần biển đợt I năm 2018, ngày 03/5/2018, Đoàn công tác của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phan Thanh Nghị - Phó Giám đốc đã tiến hành khảo sát tại 04 địa điểm: vụng Lỗ Hố, Cửa Vành, hòn Vành Con và hòn Mang Khơi để thu thập số liệu về hiện trạng, phân bố, độ phủ và sự sinh trưởng, phát triển của san hô năm 2018, kết hợp với công tác thu mẫu vật động thực vật thủy sinh đóng góp vào mẫu vật trưng tại Nhà bảo tàng Đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Thả cá thể Rùa biển về môi trường tự nhiên
Vào ngày 03/5/2018 đồng chí Vũ Mạnh Hùng - thường trú tại Thôn 10, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, là Bộ đội Biên phòng đồn Biên Phòng Cửa Ông khi đang làm nhiệm vụ đã phát hiện ra ngư dân vớt được 1 cá thể Rùa biển, đồng chí đã động viên ngư dân đó trao lại và báo lại với Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Công tác cứu hộ Rùa biển đầu năm 2018
Ngày 06/3/018 Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long cùng với anh Nguyễn Như Thắng (người dân phát hiện cá thể Rùa biển bị mắc cạn) tiến hành thả cá thể Rùa biển về môi trường tự nhiên.
Cá Heo xuất hiện tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
Ngày 17/2/2018 tại khu vực vùng biển đảo Trà Ngọ Lớn thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long xuất hiện một đàn cá heo.
12
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?


   Xem kết quả