Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 16 tháng 10 năm 2024

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 745619
Đang Online: 8
Trang chủ > Hoạt động bảo tồn

Triển khai thực hiện giám sát, đánh giá hiện trạng rạn san hô đợt 1 năm 2019 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

21/05/2019 02:58:52 PM
Thực hiện Chương trình công tác năm 2019 của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long về giám sát, đánh giá hiện trạng rạn san hô tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, ngày 22/4/2019, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phan Thanh Nghị - Phó Giám đốc Ban quản lý, Đoàn công tác của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã tiến hành khảo sát tại 04 địa điểm: vụng Lỗ Hố, vụng Bảng tin, hòn Vành Con và hòn Mang Khơi để thu thập số liệu về hiện trạng, phân bố, độ phủ và sự sinh trưởng, phát triển của san hô đợt 1 năm 2019.

Đoàn công tác đã thực hiện lặn với khí tài (thiết bị lặn SCUBA) và sử dụng phương pháp Reefcheck (Hodgson & Waddell, 1997) để khảo sát, đánh giá chất lượng rạn san hô tại các mặt cắt điểm đã được xác định, theo dõi, giám sát hằng năm. Cán bộ trong đoàn tiến hành lặn, rải dây mặt cắt 100m; chia dây mặt cắt 100m đã rải thành 4 đoạn nhỏ, các đoạn cách nhau 5m: 0-20m, 25-45m, 50-70m và 75-95m., tiến hành khảo sát theo thứ tự qui trình của Reefcheck, bắt đầu từ nhóm cá rạn, đến nhóm động vật đáy cỡ lớn, đến nghiên cứu độ phủ san hô cứng sống và cuối cùng là các hợp phần đáy khác. Thông qua việc quan sát, thu thập các số liệu để phân tích, đánh giá về hiện trạng, phân bố, độ phủ và sự sinh trưởng, phát triển của san hô trong năm 2019 so với năm 2018 và các năm trước đây. Qua đó, làm cơ sở cho việc đề xuất, triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý, bảo tồn, phát triển rạn san hô phù hợp tại Vườn quốc gia Bái Tử Long.

Hoạt động giám sát rạn san hô của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long là một hoạt động mới (thực hiện từ cuối năm 2016) nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện, nhất là về trình độ chuyên môn, kỹ năng, thao tác trong lặn biển, cũng như xử lý các tình huống trong lặn biển với điều kiện làm việc khắc nghiệt (sóng gió, dòng chảy mạnh, độ đục của nước cao, sức nén của nước lớn,..) đối với các cán bộ tham gia thực hiện nhiệm vụ lặn khảo sát. Do vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, đòi hỏi mỗi cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt động khảo sát hệ sinh thái biển, nhất là lặn biển phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng và sức khỏe.

Sau 03 ngày làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, Đoàn công tác đã hoàn thành việc khảo sát các điểm nghiên cứu san hô và ghi chép đầy đủ các số liệu tại các điểm theo đúng tiến độ Kế hoạch đã đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện. Hoạt động này sẽ được phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước tiếp tục tiến hành thực hiện đợt 2, đợt 3 trong năm 2019 và các năm tiếp theo. 

Một số hình ảnh chuyến công tác giám sát hệ sinh thái rạn san hô:

                                                                          Tác giả: Trần Hoài Nam


Lượt xem: 1335
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:  

Các tin liên quan:
  Điều tra hệ sinh thái vùng triều kết hợp thu thập mẫu vật phục vụ nghiên cứu bảo tồn nguồn gen năm 2021
  Hội nghị tổng kết phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên trên vùng đất ngập nước của Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2016-2020
  Điều tra hệ sinh thái vùng triều trên đảo Ba Mùn
  Tiếp và làm việc với Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với Công an huyện Vân Đồn cứu hộ 03 cá thể rùa biển thả về môi trường tự nhiên
  Phối hợp công tác cứu hộ rùa biển của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long và Công an Thành phố Cẩm Phả
  Cứu hộ rùa biển và tái thả về với môi trường tự nhiên nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai thực hiện giám sát, đánh giá hiện trạng rạn san hô đợt 1 năm 2019 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức hội thảo “Lựa chọn vị trí xây dựng địa điểm lưu giữ và phương án bảo tồn nguồn gen ốc đĩa tại Vườn quốc gia Bái Tử Long”
  Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Tăng cường quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Tình nguyện viên Dự án bảo tồn Rùa biển huyện Cô Tô cứu hộ thành công một cá thể rùa biển
  Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Phương án chia sẻ lợi ích tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long cứu hộ thành công 01 cá thể Rùa biển
  Vườn quốc gia Bái Tử Long tiếp nhận và thả thành công động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường sống tự nhiên
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?


   Xem kết quả