Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 3 tháng 7 năm 2025

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 897614
Đang Online: 115
Trang chủ > Tin tức - Sự kiện

Xây dựng và duy trì mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm, loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

03/10/2024 09:27:19 AM

Triển khai kế hoạch số 502/KH-VQG, ngày 9/8/2024 của Vườn quốc gia Bái Tử Long về xây dựng và duy trì mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm, loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao đợt 2 năm 2024, Trong thời gian từ ngày 20 đến ngày 23/8/2024. Phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước đã chủ trì thực hiện nhằm mục tiêu giám sát, đánh giá sinh vật lượng nguồn gen một số loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, (thuộc sách đỏ Việt Nam năm 2007), loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: Hải sâm đen, Bào ngư, Cầu gai, Ốc đụn, Ốc màu, Ốc đá.

Khu vực triển khai mô hình bảo tồn gen

Trong các mô hình đã được xây dựng năm 2023 thuộc khu vực Bảng Tin -Hòn Vành, khu vực suối Cao Lồ, khu vực Mắp Neo, Miếu Danh, vụng Trà Thần, các cán bộ của Phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước tiến hành thu thập thông tin, hình ảnh, mẫu vật làm cơ sở tổng hợp, phân tích số liệu đánh giá sự biến động tăng giảm so với đợt II năm 2023.

Ảnh ô định vị 1m2 và điều tra theo tuyến 500m

Phương pháp giám sát được áp dụng thực hiện tại hiện trường là phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định lượng sử dụng ô định lượng 1m2 áp dụng vào thu mẫu các ô định vị giám sát nhằm xác định thành phần loài và khối lượng từng loài, mật độ phân bố của loài; Phương pháp định tính áp dụng giám sát theo tuyến 500m nhằm xác định thành phần loài và tần xuất bắt gặp.

Ảnh cân mẫu xác định khối lượng (g) thành phần loài

Kết quả so sánh đánh giá đợt II/2023 và đợt II/2024:

Về khối lượng: Bào ngư có giá trị trung bình khối lượng tăng 1.2-1.6g/m2; Cầu gai tăng 0.3 -2g/m2; Ốc màu tăng 6.3-10.5g/m2.

Hải sâm đen và Ốc đá giảm lần lượt 2.3g/m2 và 1.1g/m2 tại khu vực suối Cao lồ. Ốc đụn giảm 2.6g/m2 tại khu Bảng Tin cửa Vành, tại khu Mắp Neo giảm 30.5g/m2.

Về mật độ: Bào ngư có mật độ tăng 0.2con/m2; Hải sâm đen mật độ không tăng; Cầu gai có giá trị mật độ tăng tại khu vực suối Cao Lồ 0.2con/m2; Ốc đá có giá trị mật độ tăng tại khu vực Bảng Tin và Mắp Neo lần lượt 0.8 con/m2 và 0.2con/m2.

Các đối tượng có sinh lượng tăng và giảm cũng đúng với quy luật sinh sản của động vật thân mềm, từ tháng 4 đến tháng 7 là mùa sinh sản các loài động vật đáy, đến tháng 9 sinh vật phát triển chưa hoàn toàn, những cá thể lớn chúng di chuyển đến vùng nước sâu, những cá thể bé đi kiếm ăn ở vùng triều, do đó trong quá trình giám sát có mật độ lớn, nhưng khối lượng bé. Vào mùa đông mật độ sẽ giảm dần (trú đông) và khối lượng sẽ tăng lên vì chúng đi trú đông và những cá thể thu được sẽ trưởng thành.

Trên tuyến giám sát chiều dài 500m các đối tượng nghiên cứu có tần xuất bắt gặp tăng so với kỳ trước: Bào ngư 1 lần/3 tuyến; Cầu gai 3 lần/tuyến Bảng Tin; Hải sâm đen 2 lần/tuyến Bảng Tin; Ốc đụn 3 lần/tuyến Bảng Tin; Ốc đụn 1 lần/tuyến Mắp neo; Ốc màu 2 lần/tuyến Bảng Tin.

Các đối tượng có tần xuất bắt gặp giảm: Ốc đá giảm 2 lần/tuyến Bảng tin, 4 lần/tuyến cao lồ; Ốc đụn 1 lần/tuyến suối Cao Lồ, Ốc màu giảm 1 lần/tuyến Mắp Neo.

Nội dung giám sát sinh lượng và mật độ là nhiệm vụ cần thiết trong các khu vực được xác định bảo tồn nguồn gen. Đây là nhiệm vụ được Vườn quốc gia Bái Tử Long chỉ đạo định kỳ giám sát hàng năm và triển khai nhằm giám sát sự biến động tăng hay giảm của các loài đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế làm cơ sở đề xuất cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật chủ đạo trên vùng đất ngập nước.

                                                                   Tác giả: Phạm Xuân Hiệu

 


Lượt xem: 257
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu bảo tồn biển Quảng Ninh
  Giám sát san hô đợt I năm 2025 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long làm việc với Đoàn công tác Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư về dự án công nhận khu bảo tồn biển cấp quốc gia
  Kết quả giám sát hiện trạng rừng Trâm Di sản đợt 1 năm 2025 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ghi nhận loài Sẻ đồng ngực vàng - loài chim đang ở nhóm cực kỳ nguy cấp tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long đón đoàn chuyên gia Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga thực hiện điều tra hệ nấm rừng nhiệt đới
  Duy trì mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm, loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2026-2030
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị phân tích chuyên sâu kết quả đánh giá chỉ số cải cách hành chính, chuyển đổi số của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long năm 2024
  Vườn quốc gia Bái Tử Long tăng cường giám sát cây gỗ lớn, bảo vệ “lá phổi xanh” của vùng Đông Bắc
  Vườn quốc gia Bái Tử Long đón đoàn chuyên gia Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga tới nghiên cứu đa dạng sinh học
  Khởi động hợp tác bền vững giữa Vườn Quốc gia Bái Tử Long và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
  Giám sát, đánh giá chất lượng môi trường nước biển Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Gìn giữ cảnh quan môi trường biển Vườn quốc gia Bái Tử Long
  “Định vị thương hiệu du lịch Vịnh Bái Tử Long theo hướng khám phá thiên nhiên, văn hóa, thể thao mạo hiểm”
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả