Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 26 tháng 4 năm 2024

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 642151
Đang Online: 38
Trang chủ > Các đề tài - Dự án

Điều tra khảo sát hiện trạng hệ sinh thái rạn san hô Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2021

01/06/2021 07:48:02 AM
Điều tra khảo sát hiện trạng hệ sinh thái rạn san hô Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2021

Thực hiện Kế hoạch số 157/KH-VQG ngày 10/5/2021 của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long, ngày 19/5/2021 Đoàn công tác dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Xuân Phương – Trưởng phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước đã tiến hành điều tra phân bố, hiện trạng rạn san hô tại các khu vực: Hòn Mang Khơi, hòn Thiên Môn, Bảng tin (hòn Vành), Cái Lim cạn và mặt Tây hòn Vành con.

Điều tra san hô khu vực Mang Khơi

Đợt điều tra với nội dung chủ yếu là thu thập số liệu về hợp phần đáy của các rạn san hô tại các khu vực khảo sát và điều tra mở rộng thêm một số khu vực có rạn san hô tiềm năng đang phát triển trong Vườn quốc gia.

San hô tại khu vực Cái Lim cạn

Đoàn khảo sát đã tiến hành điều tra, giám sát bằng phương pháp lặn biển có sử dụng khí tài và tiến hành khảo sát theo trình tự quy trình của Reefcheck. Tại các khu vực: Mang Khơi, Bảng tin và hòn Thiên Môn, kết quả sơ bộ cho thấy độ phủ san hô tại khu vực hòn Thiên Môn có độ phủ cao hơn cả so với 02 khu vực còn lại. Khu vực này dải phân bố của san hô chủ yếu từ độ sâu từ 4 – 6m so với mức 0m hải đồ. Vùng rạn có độ dốc lớn, chịu nhiều tác động song, gió do nước từ cửa Vành đổ trực tiếp vào vùng rạn, các loài sinh vật sống xung quanh vùng rạn bao gồm: Trai bàn mai, Hải sâm đỏ và một số loài loài cá sinh sống trong vùng rạn. Có thể thấy, san hô tại khu vực này có độ phủ tốt (bậc 3: 31-50% theo tiêu chuẩn phân chia của English et al. 1997).

Tại các khu vực Cái Lim cạn và mặt Tây hòn Vành: San hô phát triển rất tốt, san hô phân bố tại độ sâu từ 1 – 2m so với mức 0m hải đồ tại Cái Lim cạn và từ 2-4,5m so với mức 0m hải đồ tại mặt Tây hòn Vành con. Sinh vật sống trong vùng rạn chủ yếu là: Hải sâm đỏ, Trai bàn mai và các loài cá rạn.

Khảo sát san hô bằng phương pháp tạo mặt cắt điểm

Trong quá trình lặn khảo sát, nhóm công tác cũng tiến hành thu gom các loại rác thải biển do con người để lại (lưới, dây neo và các vật dụng sinh hoạt khác) góp phần làm sạch vùng rạn, tạo điều kiện để các loài san hô sinh trưởng và phát triển, thu hút các quần thể sinh vật biển về sinh sống.

Sau thời gian thực hiện 03 ngày với sự nỗ lực của các thành viên trong đoàn công tác đã hoàn thành các nội dung công việc, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và phương tiện.

Một số hình ảnh trong đợt điều tra khảo sát:

Tác giả: Trần Hoài Nam 

 


Lượt xem: 684
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Triển khai công tác giám sát thực vật trên ô định vị lâm học tại đảo Trà Ngọ lớn năm 2023
  Triển khai các hoạt động điều tra, giám sát rạn san hô đợt 2 năm 2021 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long làm việc với Tổng cục thuỷ sản
  Điều tra khảo sát hiện trạng hệ sinh thái rạn san hô Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2021
  Điều tra đánh giá hiện trạng, phân bố loài Hải sâm đen và Bào ngư tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Xây dựng mô hình điểm về du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn biển tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: “Nghiên cứu xây dựng quy trình ương, nuôi thương phẩm loài ngao ô vuông (Periglypta puerpera, Linnaeus 1771) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long”
  Hội thảo về Quản lý rác thải nhựa đại dương hướng tới bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sống của các loài thủy sản
  Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Phương án Chia sẻ lợi ích trong quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên trên vùng đất ngập nước của Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2016-2020
  Hội nghị Tổng kết - Nghiệm thu nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở - Tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Tùng đen
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả