Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 30 tháng 4 năm 2024

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 644963
Đang Online: 1140
Trang chủ > Tin hoạt động

Giám sát động vật hoang dã đợt 1 năm 2024

15/04/2024 09:19:47 AM

Thực hiện kế hoạch số 211/KH-VQG ngày 05 tháng 4 năm 2024 về Giám sát động vật hoang dã đợt 1 năm 2024, Hạt Kiểm lâm đã chủ trì triển khai thực hiện giám sát động vật hoang dã tại đảo Ba Mùn và đảo Trà Ngọ lớn với tổng số 11 tuyến: (1) Trạm Kiểm lâm Cái Lim – hang Dơi – rừng Lim Xanh; (2) Ngã 3 rừng Lim xanh – Áng 2 – Trà Thần; (3) Cửa hang Cái Đé – áng Cái Đé; (4) Trạm Kiểm lâm Lách Chè – Hầm pháo; (5) Trạm Kiểm lâm Lách Chè - Ổ lợn; (6) Chương Di – Miếu Danh; (7) Ngã 3 bộ đội – Ngã 3 Miếu Danh; (8) Ngã 3 Miếu Danh – Suối 15; (9) Trạm Kiểm lâm Ba Mùn – ngã ba Cao Lồ; (10) Suối Vạn Lau; (11) Suối Cao Lồ, các tuyến có độ dài trung bình từ 3 – 5 km tùy tuyến.

Phương pháp sử dụng được tiến hành trong hoạt động giám sát: Phỏng vấn, giám sát theo tuyến, giám sát ven suối, giám sát ban đêm, giám sát thông qua tiếng kêu, vết cày chũi, phân, thức ăn thừa, dấu chân và trực tiếp bằng mắt thường sau đó dùng camera ghi lại hình ảnh hoặc video, bấm tọa độ và ghi thông tin vào phiếu điều tra. Trên các tuyến giám sát đã thu thập được những dữ liệu về động vật hoang dã như sau:

(1) Đối với các tuyến xung quanh Trạm Kiểm lâm Lách Chè đã ghi nhận được tổng số hơn 50 dấu vết của các Loài: Lợn rừng (Sus scrofa), Nai (Rusa unicolor), cầy (Viverridae) và Sóc (Sciuridae), trong đó chủ yếu là vết cày chũi của Lợn rừng và dấu chân của Nai đặc biệt có ghi nhận 01 đàn Cò trắng lên đến hơn 100 cá thể tại khu vực vụng bộ đội.

(2) Đối với các tuyến xung quanh Trạm Kiểm lâm Ba Mùn, các dấu vết thu thập được cũng tương tự như tuyến trạm Lách Chè, các loài động vật chủ yếu là Lợn rừng, Nai, Cầy, Sóc và một số loài chim với tổng số hơn 40 dấu vết.

(3) Đối với các tuyến xung quanh Trạm Kiểm lâm Cái Lim, các loài phát hiện được chủ yếu là Rắn hổ mang (Ophiophagus Hannah), Kỳ đà (Varanus), Mèo rừng (Felis), Nhím (Porcupine), Dơi (Chiroptera), Lợn rừng (Sus scrofa) cũng có xuất hiện nhưng số lượng dấu vết rất ít, dấu vết của Nai thì đã không còn xuất hiện ở trên tuyến này. Cũng tương tự như vậy, dấu vết của Lợn rừng cũng không thấy xuất hiện trên các tuyến ở khu vực này.

Kết thúc quá trình giám sát, Đoàn công tác ghi nhận được một số nội dung như sau: Số lượng các loài động vật có vú cỡ lớn như Lợn rừng, Nai, Khỉ… còn tương đối nhiều, tập trung chủ yếu ở những khu vực có khe nước và những khu vực có nhiều nguồn thức ăn; các loài như Cầy, Sóc, Chim phân bố tập trung trên khu vực với quần thể tương đối nhiều, tuy nhiên, đặc tính của loài này rất nhanh nhẹn, rất khó để tiếp cận nên không ghi nhận được trực tiếp mà chỉ phát hiện qua tiếng kêu và vết phân.

Qua quá trình nhiều năm được bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bái Tử Long, hiện trạng tài nguyên trên các đảo đã được quản lý một cách chặt chẽ, số lượng quần thể các loài động vật hoang dã không ngừng được tăng lên, từ đó từng bước nâng cao chỉ số đa dạng sinh học và mức độ phong phú loài tại Vườn quốc gia Bái Tử Long.

Một số hình ảnh trong hoạt động giám sát

Tác giả: Nguyễn Đức Thắng


Lượt xem: 65
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Thu thập mẫu sinh vật biển phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Đa dạng sinh học - Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Giám sát động vật hoang dã đợt 1 năm 2024
  Triển khai công tác giám sát thực vật trên ô định vị lâm học tại đảo Trà Ngọ lớn năm 2024
  BQL Vườn quốc gia Bái Tử Long và TT Nhiệt đới Việt-Nga: Ký kết kế hoạch hợp tác giai đoạn (2024-2026)
  Kiểm tra Mô hình Bảo tồn gen Ốc đĩa (Neriata balteata reeve 1985) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức kiểm tra các hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản trong địa bàn
  Thu thập nguồn vật liệu giống đối với loài cây Trâm mốc (Syzygium cumimi) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai hoạt động giám sát hiện trạng phân bố cây gỗ lớn đợt 1 năm 2024
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024
  Một số quần thể, thực vật cổ thụ tại Vườn quốc gia - Vườn Di sản Asean Bái Tử Long cần được tôn vinh và phát huy giá trị
  Kiểm tra công tác quản lý quy hoạch bảo tồn biển Vườn quốc gia - Vườn Di sản Asean Bái Tử Long đợt 1 năm 2024
  Lãnh đạo Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long chúc Tết cán bộ, viên chức Hạt Kiểm lâm và địa phương phối hợp - Mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024.
  Hội nghị kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân lãnh đạo, quản lý năm 2023
  Tái thả 01 cá thể Đồi mồi (Eretmochelys imbricata) về môi trường tự nhiên trong Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động năm 2023 của Trang thông tin điện tử Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả