Giám sát động vật đáy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn năm 2024 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
01/07/2024 02:04:26 PM
Hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng, có năng suất sinh học cao. Vườn quốc gia Bái Tử Long có hơn 100ha rừng ngập mặn, nằm rải rác ven các chân đảo lớn thuộc Vườn. Hệ sinh thái này là nơi sinh sản, ương nuôi ấu trùng và nuôi dưỡng nhiều loại động vật đáy; ngoài ra còn là nơi cư ngụ và kiếm ăn của nhiều nhóm loài động vật trên cạn như chim, thú, bò sát, lưỡng cư...
Từ ngày 21/5 đến 24/5/2024 Phòng bảo tồn biển, đất ngập nước tổ chức thực hiện Kế hoạch số 302.1/KH-VQG ngày 21/5/2024 về việc Giám sát động vật đáy rừng ngập mặn năm 2024 tại khu vực Cái Quýt, trong đảo Ba Mùn.
Trong quá trình triển khai đã áp dụng phương pháp giám sát theo Quy trình điều tra, khảo sát tài nguyên và môi trường biển phần sinh học và hoá môi trường năm 2014 (Viện Tài nguyên và Môi trường biển).


Ảnh thu mẫu tại các ô định vị
Đợt công tác cũng tập trung vào những nội dung giám sát như:
- Về lập tuyến giám sát: Trên khu rừng ngập mặn lập 03 tuyến; các tuyến được đặt vuông góc với rừng và phải xuyên qua các kiểu rừng rậm, rừng trung bình và rừng thưa (để đảm bảo tính đại diện: tuyến 1 xuyên qua các kiểu rừng rậm nhất, tuyến 2 xuyên qua các kiểu rừng trung bình, tuyến 3 xuyên qua các kiểu rừng thưa); dùng dây để lập tuyến; khoảng cách giữa các tuyến phụ thuộc vào diện tích của khu rừng, khoảng cách tối thiểu là 10m. Độ dài của tuyến thu mẫu phải vượt mép rừng 20m để phục vụ mục tiêu thu mẫu so sánh trong rừng và ngoài rừng. Vị trí tuyến phải được ghim cố định và đánh dấu bằng GPS để các năm tiếp theo giám sát.


Ảnh xác định khối lượng (gam/nhóm loài)
- Về lập trạm thu mẫu trên tuyến: Trên các tuyến đã lập ta xác định vị trí và đặt 04 trạm thu mẫu/tuyến đảm bảo tính đại diện: 01 trạm đặt ở đầu tuyến, 01 trạm đặt ở giữa, 01 trạm đặt ở vị trí mép của rừng và 01 trạm đặt ở ngoài, nơi không có thực vật ngập mặn phân bố; tổng số trạm thu mẫu (ô thu mẫu) là 12 trạm (1m2/trạm). Vị trí các trạm thu mẫu phải được đánh số thứ tự và hệ thống định vị toàn cầu GPS.
- Vị trí tuyến và ô thu mẫu theo vị trí đã xây dựng tại kế hoạch số 216/KH-VQG ngày 22/5/2023 về việc giám sát động vật đáy hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Bái Tử Long năm 2023. Cụ thể với những điểm như bảng sau:
TT
|
Hạng mục
|
X
|
Y
|
1
|
Tuyến rừng trung bình
|
Tọa độ tuyến điểm đầu
|
482.820
|
2.326.534
|
Tọa độ tuyến điểm cuối
|
482.742
|
2.326.536
|
Ô1
|
482.820
|
2.326.534
|
Ô2
|
482.817
|
2.326.537
|
Ô3
|
482.798
|
2.326.535
|
Ô4
|
482.757
|
2.326.538
|
2
|
Tuyến rừng thưa
|
Tọa độ tuyến điểm đầu
|
482.806
|
2.326.673
|
Tọa độ tuyến điểm cuối
|
482.759
|
2.326.677
|
Ô1
|
482.806
|
2.326.673
|
Ô2
|
482.799
|
2.326.675
|
Ô3
|
482.790
|
2.326.671
|
Ô4
|
482.765
|
2.326.677
|
3
|
Tuyến rừng rậm
|
Tọa độ tuyến điểm đầu
|
482.956
|
2.326.705
|
Tọa độ tuyến điểm cuối
|
482.826
|
2.326.761
|
Ô1
|
482.956
|
2.326.705
|
Ô2
|
482.952
|
2.326.709
|
Ô3
|
482.907
|
2.326.728
|
Ô4
|
482.838
|
2.326.757
|
Kết quả đánh giá bước đầu:
TT
|
MMV Gastropoda
|
2MV Bivalvia
|
Giáp xác Crustacea
|
Sên biển Onchidium
|
Da gai Echinodermata
|
Họ Giun
|
|
2023
|
2024
|
2023
|
2024
|
2023
|
2024
|
2023
|
2024
|
2023
|
2024
|
2023
|
2024
|
K. Lượng (g/m2)
|
29,34
|
32,09
|
27,05
|
29,78
|
4,47
|
3,42
|
2,01
|
2,07
|
0,91
|
0,82
|
3,17
|
3,08
|
Mật độ TB (con/m2)
|
13,25
|
14,32
|
5,42
|
6,25
|
1,75
|
1,35
|
1,08
|
1,07
|
0,25
|
0,38
|
2,42
|
2,48
|
So sánh kết quả giám sát động vật đáy trung bình như sau:
Về sinh lượng: nhóm một mảnh vỏ tăng 2,75g/m2 và hai mảnh vỏ có giá trị tăng 2,73g/m2; nhóm giáp xác giảm: 1,05g/m2; Sên biển tăng 0,06g/m2; Nhóm da gai và họ giun giảm: 0,09g/m2.
Về mật độ: Nhóm một mảnh vỏ và hai mảnh vỏ tăng với mật độ lần lượt như sau: 1,07 con/m2 và 0,83 con/m2; Sên biển và da gai giảm lần lượt là 0,4 và 0,01con/m2.
Với kết quả đánh giá bước đầu trên có thể đánh giá hệ động vật đáy tại rừng ngập mặn Vườn quốc gia Bái Tử Long phát triển bình thường.
Nhiệm vụ giám sát động vật rừng ngập mặn Vườn quốc gia Bái Tử Long cần tiếp tục duy trì giám sát định kỳ 1 lần/năm trong các năm tiếp theo.
Tác giả. Phạm Xuân Hiệu
Lượt xem: 173
|