Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 28 tháng 3 năm 2024

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 626072
Đang Online: 130
Trang chủ > Bảo tồn ĐDSH

Triển khai công tác giám sát thực vật trên ô định vị lâm học năm 2020 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

05/05/2020 04:22:42 PM

Thực hiện Kế hoạch số 186/KH-VQG ngày 15/4/2020 của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long về điều tra, giám sát đa dạng sinh học phần rừng đợt I năm 2020 tại khu vực đảo Trà Ngọ lớn thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long.  Đoàn công tác gồm các thành viên của Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế  dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Quốc Việt - Phó Trưởng phòng phối hợp với các thành viên của Trạm Kiểm lâm Cái Lim đã tiến hành các nhiệm vụ trong đợt công tác.

Hàng năm nhiệm vụ giám sát đa dạng sinh học về rừng được chia thành bốn đợt, ngoài hai đợt liên quan đến động vật hoang dã thì có hai đợt nghiên cứu về thực vật với đối tượng chủ yếu là tầng cây gỗ (tầng cây cao) chiếm ưu thế trong tán rừng. Điều này nhằm góp phần trả lời câu hỏi để thỏa mãn sự tò mò cho các bạn yêu thích khám phá thiên nhiên hoang dã trong Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh quanh năm không rụng lá ẩn chứa những tài nguyên gì? hay cụ thể là những loài loài sinh vật gì đang cư ngụ? Đồng thời kết quả điều tra tại các Ô lâm học là cơ sở xây dựng hệ thống số liệu, bản đồ tài nguyên rừng, góp phần thu thập dữ liệu khoa học trong quá trình theo dõi một phần diện tích trong các trạng thái rừng tự nhiên của Vườn Di sản thứ 38 của ASEAN. Là tiêu chí đánh giá các tác động tiêu cực và tích cực tới nguồn tài nguyên rừng và đề xuất các giải pháp kỹ thuật cụ thể nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Vườn quốc gia Bái Tử Long trong thời gian tiếp theo.

Trong đợt giám sát, Đoàn công tác đã tiến hành điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên thực địa của 03 Ô lâm học tại đảo Trà Ngọ lớn và lập thêm 01 Ô lâm học tại khu vực áng Cái Đé thuộc đảo Trà Ngọ lớn. Các công việc chính như: Phát ranh giới, căng dây đường biên của các Ô đã lập, treo biển số thứ tự cho từng cây thân gỗ, đo đếm tầng cây cao, cây tái sinh. Cây được điều tra có tiêu chí là những cây thân gỗ có đường kính ngang ngực từ 6 cm trở nên(D1.3 ≥ 6cm). Sau khi tiến hành đo đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn (Hvn), mô tả vật hậu, ghi chú định danh loài thông thường và những loài có tên trong sách đỏ sẽ điều tra cây tái sinh (lập 05 ô dạng bản điều tra cây tái sinh 5mx5m, gồm 4 ô ở 4 góc và 01 ô ở tâm của ô lâm học). Kết quả đo đếm các chỉ tiêu điều tra được tổng hợp vào các phụ biểu. Lựa chọn thu thập một số mẫu tiêu bản về hình thái lá một số loài thực vật, mẫu ảnh tại hiện trường. Để đến nghiên cứu khu vực trên, Đoàn công tác phải bò để vượt qua một số vách đá dựng đứng và di chuyển chậm khoảng 8km theo con đường gập ghềnh chỉ đủ đặt bàn chân trong rừng núi đá, và chỉ cần bước chệch thì sẽ bị những mỏm đá tai mèo sắc nhọn như những bàn chông đá phục sẵn. Chính vì vậy khi đi trên con đường trong rừng núi đá và trong thời gian thực hiện nghiên cứu ngoài sự tập trung cao độ thì rất cần sự chính xác của từng bước chân trong suốt quá trình di chuyển. 

 Tại Ô lâm học trên núi đá vôi (Cái Đé) đã lập có tọa độ 210 05 37Vĩ độ Bắc, 1070 33 22” Kinh độ Đông, có diện tích 500m2 với kích thước chiều rộng 20m chiều dài 25m, độ tàn che trung bình 0,7. Trong Ô lâm học trên núi đá vôi (Cái Đé) lập mới có tọa độ 210 05 24Vĩ độ Bắc, 1070 33 07” Kinh độ Đông, có diện tích 500m2 kích thước chiều rộng 20m và chiều dài 25m, độ tàn che trung bình 0,7. Cây lớn nhất có đường kính đến 86cm, chiều cao vút ngọn đến 20m.

Trên sườn núi đất Trà Ngọ lớn điều tra Ô có tọa độ: 210 06 41vĩ độ Bắc, 1070 34 30 Kinh độ Đông, diện tích 2.000m2 kích thước rộng 40m dài 50m, độ tàn che trung bình 0,8. Các loài chủ yếu gồm: Vối thuốc (Schima superba Gard. & Champ), Bứa (Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana Lindl. ex Wall), Dung đen (Symplocos poilanei Guillaum), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii (Wight) A. Gray)…, tạo ra tầng cây cao. Dây leo chủ yếu gồm cây: Mây, Gắm,… cây tái sinh chủ yếu gồm Vối thuốc, Lim xanh, Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack). Tại vị trí chân trên núi đất Trà Ngọ lớn Ô định vị có tọa độ: 210 06 38 vĩ độ Bắc, 1070 34 42 Kinh độ Đông. Ô có diện tích 2.000m2 kích thước rộng 40m dài 50m. Độ tàn che trung bình 0,8. Các loài chủ yếu gồm: Vối thuốc, Rè, Dẻ, Chẹo, Sơn (Toxicodendron succedanea (L.) Mold), Phân mã, Côm tầng, Chân chim, Na hồng…, tạo ra tầng cây cao. Dây leo ảnh hưởng đến tầng cây cao chủ yếu gồm cây: Mây, Giom… cây tái sinh chủ yếu gồm Vối thuốc, Chẹo, Bách bệnh.

Trong đợt điều tra này, với tinh thần trách nhiệm nỗ lực vượt qua khó khăn trở ngại của các chướng ngại vật như dốc đá cheo leo, tầm nhìn bị che khuất là những đặc trưng của địa hình rừng núi đá. Đoàn công tác đã hoàn thành nhiệm vụ điều tra thu thập dữ liệu nghiên cứu và ghi chép đầy đủ các thông tin theo đúng yêu cầu tiến độ Kế hoạch đã đề ra. Đồng thời do công tác chuẩn bị tốt, các thành viên trong đoàn có kinh nghiệm hiện trường nên đã bảo đảm tối đa an toàn cho người và phương tiện tham gia. Trên cơ sở thu thập qua điều tra giám sát các Ô định vị, Đoàn công tác có đánh giá nhận xét chung như: Rừng không bị tàn phá, không có sâu bệnh hại, Cây rừng tự nhiên sinh trưởng và phát triển tốt. Các loài thực vật chủ yếu gồm: Trâm trắng, Sầm, Rè, Bứa, Thuốc vối, Lim xanh, Chẹo tía…Cây tái sinh chủ yếu gồm: Vối thuốc, Chẹo tía, Bách bệnh, Lim xanh. Các chỉ số theo dõi về đường kính và chiều cao đã phản ánh trung thực về mức độ tăng trưởng hàng năm theo mức tăng trưởng đều.

Kết thúc chuyến công tác đã để lại trong các thành viên ấn tượng tốt đẹp bởi đó là tinh thần hăng say bảo tồn nghiên cứu khoa học, là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị vì sự nghiệp chung của Vườn quốc gia. Thành quả của quá trình trông coi quản lý bảo vệ tốt tài nguyên rừng tự nhiên được theo dõi và đánh giá khách quan là nguồn động viên lớn cho các lực lượng tham gia bảo vệ rừng. Các thành viên tham gia cũng đồng thời là chủ nhân của cánh rừng, vì vậy hơn ai hết ngoài việc đồng hành thực hiện bảo tồn, nghiên cứu khoa học sẽ sẵn sàng chia sẻ cho cộng đồng những khám phá về bí ẩn được thiên nhiên cất giữ trong rừng già.

Một số hình ảnh chuyến công tác của Đoàn điều tra

Tầng cây cao lập ô tiêu chuẩn tại Áng Cái Đé

Tầng cây cao lập ô tiêu chuẩn tại Áng Cái Đé 2

Lập ô tiêu chuẩn tại áng Cái Đé

Lập ô tiêu chuẩn tại Áng Cái Đé 2

Treo số thứ tự tầng cây cao Áng Cái Đé

Treo số thứ tự tầng cây cao Áng Cái Đé 2

Treo sô tghứ tự tầng cây cao tại ô tiêu chuẩn Áng Cái Đé

Treo số thứ tự tầng cây cao tại ô tiêu chuẩn Áng Cái Đé 2

Đo đường kính ngang ngực tại ô tiêu chuẩn áng Cái Đé

Đo đường kính ngang ngực tại ô tiêu chuẩn Áng Cái Đé 2

Điều tra tầng cây cao tại áng 1 Cái lim

Điều tra tầng cây cao tại Áng 1 Cái Lim 

Cây lim xanh tái sinh hạt tại ô tiêu chuẩn áng 1 Cái Lim

Cây Lim xanh tái sinh hạt tại ô tiêu chuẩn Áng 1 Cái Lim 

Đo đường kính ngang ngực tai ô tiêu chuẩn Áng 1 Cái Lim

Treo biển số thứ tự cây trong ô tiêu chuẩn Áng 1 Cái Lim 

Ghi chép số liệu điều tra tại ô tiêu chuẩn Áng 1 Cái Lim

Ghi chép số liệu điều tra tại ô tiêu chuẩn Áng 1 Cái Lim 

 

Dưới tán rừng trong ô tiêu chuẩn Áng 1 Cái Lim

Dưới tán rừng trong ô tiêu chuẩn Áng 2 Cái Lim 

Mẫu tiêu bản lá cây cao tại Áng 1 Cái Lim

Mẫu tiêu bản lá cây Trai lý tại Áng Cái Đé 2

Tác giả: Trịnh Thị Thon

 

 


Lượt xem: 965
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:  

Các tin liên quan:
  Phát hiện và tái thả 01 cá thể Kỳ đà hoa (Varanus salvator Laurenti, 1768) về môi trường tự nhiên
  Nguyên sơ, độc đáo rừng trên đảo Cái Lim
  Giám sát hệ sinh thái rạn san hô đợt 2 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long năm 2022
  Cần có biện pháp bảo tồn quần thể cây Trai lý tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Kiểm tra tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Tổ chức hoạt động giám sát rác thải nhựa bãi biển đợt I năm 2021
  Triển khai công tác điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố một số loài cây gỗ lớn và thu thập nguồn giống Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2021
  Đa dạng sinh học động vật đáy tại hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vụng Cái Quýt của Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Điều tra hệ sinh thái vùng triều
  Triển khai công tác giám sát thực vật trên ô định vị lâm học năm 2020 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai điều tra, khảo sát hiện trạng hệ sinh thái rạn San hô Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2020
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” do Ủy ban nhân dân Tỉnh phát động năm 2020
  Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra công tác triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: “Điều tra, đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, phát triển cây Tùng đen
  Triển khai thực hiện các nội dung của nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở “Xây dựng mô hình điểm về du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn biển tại Vườn quốc gia Bái Tử Long”
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tham dự Hội thảo quốc gia về bảo tồn rùa biển tại thành phố Đà Nẵng
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?


   Xem kết quả