Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 25 tháng 4 năm 2024

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 641594
Đang Online: 247
Trang chủ > Bảo tồn ĐDSH

Cần có biện pháp bảo tồn quần thể cây Trai lý tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

07/10/2021 08:33:30 AM

Theo cuốn “Thực vật rừng” năm 1996 của Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, cây Trai lý (Garcinia fagraeoides A.Chev, 1918) thuộc họ Măng cụt (Cluciaceae). Họ này có 35 chi, 800 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, ở Việt Nam có 7 chi và 50 loài.

Trai lý hay còn gọi là Trai, Mần lái, Rươi là loài cây gỗ lớn, cao trên 20 mét, là loài cây sinh trưởng chậm, ưa sáng, thường mọc trên núi đá vôi, rễ phát triển ăn sâu vào các hốc và khe đá. Mùa ra hoa từ tháng 3-4, quả chín từ tháng 8-9. Tái sinh rất kém, sống phân bố trên các dãy núi ở Miền Bắc và Miền Trung. Trai lý là loài cây gỗ quý hiếm, gỗ rắn, nặng, không bị mối mọt, dùng làm nhà, bắc cầu, đóng đồ mỹ nghệ…

Cây Trai lý tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

Trong Danh lục đỏ Việt Nam, Trai lý là loài gỗ quý và hiếm, gỗ tốt bị săn lùng khai thác từ nhiều năm nay; tuy nhiên, có thể bảo vệ tốt ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Trai lý phân bố ở các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trên Thế giới, cây Trai lý chỉ thấy phân bố thêm tại Trung Quốc. Theo phân hạng Danh lục đỏ Việt Nam, cây Trai lý được phân hạng EN A1c,d (Nguy cấp do suy giảm quần thể dưới hình thức suy giảm nơi cư trú, phân bố hoặc chất lượng nơi sinh cư và mức độ khai thác ngoài tự nhiên).

Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Cây Trai lý được xếp vào nhóm IIA (Nhóm có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng).

Theo các nguồn tài liệu hiện có, tại Quảng Ninh, cây Trai lý chỉ thấy phân bố tại Vườn quốc gia Bái Tử Long và xung quanh hệ thống các “tùng, áng” trong núi đá vôi với số lượng hạn chế. Theo kết quả điều tra sơ bộ về phân bố một số loài cây gỗ lớn do các cán bộ nghiên cứu của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long thực hiện thời điểm tháng 4/2021 đã xác định được: Sự phân bố một số cá thể cây Trai lý trưởng thành ở đa số các “tùng, áng” tại Vườn quốc gia Bái Tử Long tại các khu vực đảo Máng Hà, áng Ông Tích và một số đảo núi đá vôi khác. Cây Trai lý trưởng thành có chu vi bình quân trên 250cm, cá biệt có cây chu vi lên đến 356cm, mật độ cây tái sinh hạn chế.

Quả trên cây Trai lý tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

Từ những năm trước khi thành lập Vườn quốc gia Bái Tử Long, cây Trai lý bị săn lùng và khai thác mạnh phục vụ cho nhu cầu của người dân để dựng nhà, làm cửa, làm cột, kèo ở các công trình đình, chùa. Bên cạnh đó, sự tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan dẫn đến sự suy giảm mạnh về quần thể loài cây này ngoài tự nhiên.

Nhận thấy sự suy giảm của các quần thể thực vật nói chung và đặc biệt là sự suy giảm quần thể loài cây Trai lý nói riêng, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 4618/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 phê duyệt Đề án khung bảo tồn nguồn gen tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2025, trong đó xác định Trai lý là một trong số các nguồn gen cần được ưu tiên bảo tồn, cần có nghiên cứu để xác định phân bố, đặc điểm tự nhiên của quần thể làm cơ sở xây dựng bản đồ phân bố nguồn gen trong khu vực. Đồng thời cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì an toàn quần thể hiện có cũng như các biện pháp nhân giống phục vụ trồng bổ sung phục hồi quần thể từ đó làm gia tăng số lượng cá thể cây Trai lý ngoài tự nhiên trong thời gian tới.

                                                       

 

Tác giả: Phạm Quốc Việt

 


Lượt xem: 1312
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Phát hiện và tái thả 01 cá thể Kỳ đà hoa (Varanus salvator Laurenti, 1768) về môi trường tự nhiên
  Nguyên sơ, độc đáo rừng trên đảo Cái Lim
  Giám sát hệ sinh thái rạn san hô đợt 2 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long năm 2022
  Cần có biện pháp bảo tồn quần thể cây Trai lý tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Kiểm tra tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Tổ chức hoạt động giám sát rác thải nhựa bãi biển đợt I năm 2021
  Triển khai công tác điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố một số loài cây gỗ lớn và thu thập nguồn giống Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2021
  Đa dạng sinh học động vật đáy tại hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vụng Cái Quýt của Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Điều tra hệ sinh thái vùng triều
  Triển khai công tác giám sát thực vật trên ô định vị lâm học năm 2020 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai điều tra, khảo sát hiện trạng hệ sinh thái rạn San hô Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2020
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” do Ủy ban nhân dân Tỉnh phát động năm 2020
  Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra công tác triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: “Điều tra, đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, phát triển cây Tùng đen
  Triển khai thực hiện các nội dung của nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở “Xây dựng mô hình điểm về du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn biển tại Vườn quốc gia Bái Tử Long”
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tham dự Hội thảo quốc gia về bảo tồn rùa biển tại thành phố Đà Nẵng
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả