Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 9 tháng 7 năm 2025

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 901162
Đang Online: 140
Trang chủ > Tin hoạt động

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra Mô hình bảo tồn gen Ốc đĩa (Neriata balteata, reeve 1955) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 1 năm 2025

06/02/2025 02:15:05 PM

Thực hiện Kế hoạch số 38/KH-VQG, ngày 17/01/2025 của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long về Kiểm tra và theo dõi mô hình bảo tồn nguồn gen Ốc đĩa tại Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 1 năm 2025.

Phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước đã chủ trì thực hiện Kiểm tra, theo dõi mô hình bảo tồn gen Ốc đĩa tại vụng Cái Quýt thuộc đảo Ba Mùn. Tổ kiểm tra gồm các thành viên trong đoàn công tác đã tiến hành tới hiện trường là nơi lưu giữ mô hình trong khu rừng ngập mặn để đo đếm, thu thập số liệu theo dõi định kỳ của loài trong năm.

Hình ảnh: Đo đếm các chỉ số của loài Ốc đĩa Nerita balteata Reeve, 1855 tại Vụng Cái Quýt

Mục tiêu mà tổ đã đặt ra là theo dõi sinh trưởng, sinh vật lượng loài Ốc đĩa tại Mô hình Bảo tồn gen ốc đĩa Vườn quốc gia Bái Tử Long. Tổ công tác đã áp dụng các phương pháp điều tra trên tuyến lập tuyến giám sát: Trên khu rừng ngập mặn lập 03 tuyến; các tuyến được đặt vuông góc điều tra với rừng và xuyên qua các kiểu rừng rậm, rừng trung bình và rừng thưa (để đảm bảo tính đại diện: Tuyến 1 xuyên qua các kiểu rừng rậm nhất, tuyến 2 xuyên qua các kiểu rừng trung bình, tuyến 3 xuyên qua các kiểu rừng thưa); sử dụng dây để lập các tuyến theo sơ đồ; khoảng cách giữa các tuyến phụ thuộc vào diện tích của khu rừng, các tuyến có khoảng cách tối thiểu là 10m. Độ dài của tuyến thu mẫu phải nằm trên khu rừng và vượt mép rừng 20m để phục vụ mục tiêu thu mẫu so sánh trong rừng và ngoài rừng. Vị trí tuyến được ghim đánh dấu và mô tả trên định vị vệ tinh GPS, cọc mốc, biển báo để các năm tiếp theo giám sát.

Trên các tuyến đã lập, xác định và đặt 04 ô mẫu/tuyến, mỗi ô có kích thước dài 1m, rộng 1m; đặt 01 ô mẫu ở đầu tuyến giám sát, 01 ô mẫu ở giữa tuyến giám sát, 01 ô mẫu ở vị trí mép rừng và 01 ô mẫu ở ngoài nơi không có thực vật rừng ngập mặn phân bố, tổng số 12 ô thu mẫu; vị trí các ô thu mẫu phải được đánh số thứ tự bằng thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu GPS.

Hình ảnh: Ô thu mẫu (1m2) tại Vụng Cái Quýt

Tiến hành thu mẫu bằng cách thu gom các cá thể Ốc đĩa (Nerita balteata, Reeve 1855) có phân bố trên bề mặt hoặc trên thân cây trong ô thu mẫu; trong đợt thu mẫu này đã có sự thay đổi về mật độ so với năm 2024. Cụ thể: ở tuyến số 1 năm 2024 thu được 9 cá thể Ốc đĩa/tuyến còn ở đợt 1/2025 đã thu được 7 cá thể Ốc đĩa/tuyến; ở tuyến số 2 chỉ số mật độ không có gì thay đổi và ở tuyến cuối số 3 chỉ số mật độ tăng so với năm 2024. Các chỉ số sinh trưởng, chiều cao không thay đổi đáng kể, tuy nhiên ở tuyến số 2 và số 3 các cá thể ốc có sắc tố đỏ hồng hơn so với tuyến số 1. Điều này chứng minh tuyến số 2 và 3 Ốc đĩa đang có sự phát triển hình thái.

Hình ảnh: Tổ công tác tiến hành đo sinh lượng mẫu Ốc đĩa Nerita balteata, Reeve 1855

Hình ảnh: Tổ công tác tiến hành đo chiều cao mẫu Ốc đĩa Neriata balteata, Reeve 1955

Qua quá trình kiểm tra Mô hình duy trì và phát triển bảo tồn nguồn gen Ốc đĩa cho thấy, sinh lượng, chiều cao và mật độ ốc có thay đổi nhưng không đáng kể, lần thu mẫu này không thu được mẫu ốc con vì thời điểm này thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp ốc con nằm trong hốc đá hoặc dưới cát nên đoàn không phát hiện được.

Ốc đĩa, một loài hải sản quý giá và được ưa chuộng tại Việt Nam, đang trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế biển của chúng ta. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị đặc trưng, ốc đĩa đang được khai thác rộng rãi tại các vùng biển Việt Nam. Hiện nay đã có một số hộ nuôi trồng ốc đĩa và đang đem lại giá trị kinh tế cao. Các Mô hình nuôi trồng ốc đĩa đang được xây dựng tại các vùng biển ven bờ, tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.

Hình ảnh: Ốc đĩa Nerita balteata Reeve, 1855 trong ô mẫu

Nội dung theo dõi mô hình là công việc cần thiết để nắm bắt được sự sinh trưởng và phát triển của loài ốc đĩa làm cơ sở để đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển nguồn gen ốc đĩa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao đã và đang được Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long duy trì định kỳ triển khai hàng năm theo chỉ đạo của UBND Tỉnh.

                             Tác giả: Nguyễn Đức Thắng

 


Lượt xem: 174
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Một số kết quả khảo sát các loài thực vật làm cảnh tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh của đoàn nghiên cứu Đại học Lâm nghiệp
  Một số kết quả khảo sát sinh thái và đa dạng sinh học khu hệ nấm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh của Đoàn nghiên cứu Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga
  Gặp mặt và chúc mừng đồng chí Vũ Văn Hiển – Phó chủ tịch UBND huyện Cô Tô được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long tăng cường giám sát cây gỗ lớn trên đảo núi đá vôi
  Thăm quan, giáo dục môi trường nhiên nhiên và đa dạng sinh học tại Bảo tàng Đa dạng sinh học - Vườn Quốc gia Bái Tử Long
  Ban biên tập Trang thông tin điện tử Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long sơ kết đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 và xây dựng phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
  Tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Minh Châu và cộng đồng dân cư trong ranh giới Vườn quốc gia Bái Tử Long năm 2025
  Khởi công sửa chữa Trụ sở làm việc 02 Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Giám sát rác thải nhựa rạn san hô đợt 1 năm 2025
  Bảo tàng Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Giám sát rác thải nhựa bãi biển tại Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 1 năm 2025
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đón tiếp đoàn công tác Trường Đại học Lâm nghiệp và đoàn chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga đến khảo sát thực vật cảnh
  Viện sinh thái nhiệt đới, trung tâm Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga thực hiện chuyến công tác nghiên cứu đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai công tác thu thập mẫu vật phục vụ chế tác, trưng bày tại Nhà bảo tàng đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 1 năm 2025
  Vườn quốc gia Bái Tử Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh, là nơi bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có khỉ đuôi dài và khỉ đuôi lợn.
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả