Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 12 tháng 7 năm 2025

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 902785
Đang Online: 114
Trang chủ > Bảo tồn ĐDSH

Giám sát hệ sinh thái rạn san hô đợt 2 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long năm 2022

08/11/2022 03:32:45 PM

Thực hiện Kế hoạch số 350/KH-VQG ngày 30/9/2022 về giám sát hệ sinh thái rạn San hô tại Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt II năm 2022. Từ ngày 24 - 26/10/2022, phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước đã tiến hành giám sát thường niên hệ sinh thái rạn san hô với các tiêu chí: Hợp phần đáy và 02 chỉ tiêu (cá trong rạn san hô, động vật không xương sống cỡ lớn).

         Công tác chuẩn bị trước khi giám sát

Kết quả giám sát cho thấy: Độ phủ san hô cứng tại 02 địa điểm giám sát tương đối cao (>35%) độ phủ trung bình đạt 37,19%, độ phủ san hô tại 02 địa điểm gần như nhau. Tuy nhiên, San hô tại hòn Thiên Môn phân bố ở độ sâu lớn (8-10m) do độ dốc cao và phân bố đến hết chân rạn, còn tại hòn Vành con, San hô phân bố chủ yếu mặt bằng rạn khi xuống sâu (6 – 8m) san hô không phát triển được. Thành phần nền đáy tại 02 địa điểm cũng có sự tương đồng nhau, tuy nhiên tỉ lệ đá tại hòn Thiên Môn (40,63%) cao hơn hòn Vành con (28,75%), bùn chỉ ghi nhận tại địa điểm hòn Vành con chiếm tỉ lệ rất nhỏ (1,88%).

Ghi chép dưới nước các chỉ tiêu giám sát

Qua kết quả điều tra nhóm cá rạn tại một số điểm giám sát của Vườn quốc gia Bái Tử Long cũng cho thấy thành phần loài đều rất nghèo, mật độ cá rạn san hô trung bình tại 02 điểm đạt 4,63 cá thể/100m2, cao nhất tại Thiên Môn với 6,5 cá thể/100m2.

Về thành phần loài động vật đáy tại các rạn đều nghèo, mật độ trung bình 6,25 cá thể/500m2, riêng mật độ sinh vật tại hòn Vành con số lượng tại cao hơn gần gấp 6 lần Thiên Môn 1,50 cá thể/500m2. Theo kết quả nhóm giám sát nhận thấy điểm chung của các loài động vật không xương sống tại các rạn hầu như các loài phân bố tại đây đều là nhóm ít có giá trị kinh tế, hoặc không có giá trị kinh tế chiếm chủ đạo (hải sâm đỏ, trai búa, ốc đụn) còn các loài có giá trị cao như: Cầu gai, Hải sâm đen rất ít gặp tại các điểm giám sát.

 Tuy mới áp dụng các phương pháp điều tra, giám sát các loài có giá trị về kinh tế, nhưng đã nhận thấy tình trạng hiện nay của các loài có giá trị kinh tế cao bắt gặp không nhiều. Để có cơ sở phân tích, đánh giá sự biến động của các nhóm loài sinh vật sống trong hệ sinh thái rạn san hô, cần phải triển khai giám sát định kỳ hằng năm.

          Dưới đây là một số hình ảnh trong chương trình giám sát:

Tác giả: Trần Hoài Nam

 


Lượt xem: 681
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Báo cáo kết quả khảo sát đa dạng các loài Bò sát, Dơi và giám sát chúng tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
  BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT RÁI CÁ VÀ RỪNG NGẬP MẶN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG
  Triển khai công tác quy hoạch biển đợt 3 tại Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Giám sát hệ sinh thái rạn san hô tại Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt II năm 2023
  Phát hiện và tái thả 01 cá thể Kỳ đà hoa (Varanus salvator Laurenti, 1768) về môi trường tự nhiên
  Nguyên sơ, độc đáo rừng trên đảo Cái Lim
  Giám sát hệ sinh thái rạn san hô đợt 2 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long năm 2022
  Cần có biện pháp bảo tồn quần thể cây Trai lý tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Kiểm tra tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Tổ chức hoạt động giám sát rác thải nhựa bãi biển đợt I năm 2021
  Triển khai công tác điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố một số loài cây gỗ lớn và thu thập nguồn giống Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2021
  Đa dạng sinh học động vật đáy tại hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vụng Cái Quýt của Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Điều tra hệ sinh thái vùng triều
  Triển khai công tác giám sát thực vật trên ô định vị lâm học năm 2020 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai điều tra, khảo sát hiện trạng hệ sinh thái rạn San hô Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2020
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả