Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 4 tháng 7 năm 2025

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 898143
Đang Online: 644
Trang chủ > Tin hoạt động

Giám sát động vật hoang dã đợt 1 năm 2024

15/04/2024 09:19:47 AM

Thực hiện kế hoạch số 211/KH-VQG ngày 05 tháng 4 năm 2024 về Giám sát động vật hoang dã đợt 1 năm 2024, Hạt Kiểm lâm đã chủ trì triển khai thực hiện giám sát động vật hoang dã tại đảo Ba Mùn và đảo Trà Ngọ lớn với tổng số 11 tuyến: (1) Trạm Kiểm lâm Cái Lim – hang Dơi – rừng Lim Xanh; (2) Ngã 3 rừng Lim xanh – Áng 2 – Trà Thần; (3) Cửa hang Cái Đé – áng Cái Đé; (4) Trạm Kiểm lâm Lách Chè – Hầm pháo; (5) Trạm Kiểm lâm Lách Chè - Ổ lợn; (6) Chương Di – Miếu Danh; (7) Ngã 3 bộ đội – Ngã 3 Miếu Danh; (8) Ngã 3 Miếu Danh – Suối 15; (9) Trạm Kiểm lâm Ba Mùn – ngã ba Cao Lồ; (10) Suối Vạn Lau; (11) Suối Cao Lồ, các tuyến có độ dài trung bình từ 3 – 5 km tùy tuyến.

Phương pháp sử dụng được tiến hành trong hoạt động giám sát: Phỏng vấn, giám sát theo tuyến, giám sát ven suối, giám sát ban đêm, giám sát thông qua tiếng kêu, vết cày chũi, phân, thức ăn thừa, dấu chân và trực tiếp bằng mắt thường sau đó dùng camera ghi lại hình ảnh hoặc video, bấm tọa độ và ghi thông tin vào phiếu điều tra. Trên các tuyến giám sát đã thu thập được những dữ liệu về động vật hoang dã như sau:

(1) Đối với các tuyến xung quanh Trạm Kiểm lâm Lách Chè đã ghi nhận được tổng số hơn 50 dấu vết của các Loài: Lợn rừng (Sus scrofa), Nai (Rusa unicolor), cầy (Viverridae) và Sóc (Sciuridae), trong đó chủ yếu là vết cày chũi của Lợn rừng và dấu chân của Nai đặc biệt có ghi nhận 01 đàn Cò trắng lên đến hơn 100 cá thể tại khu vực vụng bộ đội.

(2) Đối với các tuyến xung quanh Trạm Kiểm lâm Ba Mùn, các dấu vết thu thập được cũng tương tự như tuyến trạm Lách Chè, các loài động vật chủ yếu là Lợn rừng, Nai, Cầy, Sóc và một số loài chim với tổng số hơn 40 dấu vết.

(3) Đối với các tuyến xung quanh Trạm Kiểm lâm Cái Lim, các loài phát hiện được chủ yếu là Rắn hổ mang (Ophiophagus Hannah), Kỳ đà (Varanus), Mèo rừng (Felis), Nhím (Porcupine), Dơi (Chiroptera), Lợn rừng (Sus scrofa) cũng có xuất hiện nhưng số lượng dấu vết rất ít, dấu vết của Nai thì đã không còn xuất hiện ở trên tuyến này. Cũng tương tự như vậy, dấu vết của Lợn rừng cũng không thấy xuất hiện trên các tuyến ở khu vực này.

Kết thúc quá trình giám sát, Đoàn công tác ghi nhận được một số nội dung như sau: Số lượng các loài động vật có vú cỡ lớn như Lợn rừng, Nai, Khỉ… còn tương đối nhiều, tập trung chủ yếu ở những khu vực có khe nước và những khu vực có nhiều nguồn thức ăn; các loài như Cầy, Sóc, Chim phân bố tập trung trên khu vực với quần thể tương đối nhiều, tuy nhiên, đặc tính của loài này rất nhanh nhẹn, rất khó để tiếp cận nên không ghi nhận được trực tiếp mà chỉ phát hiện qua tiếng kêu và vết phân.

Qua quá trình nhiều năm được bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bái Tử Long, hiện trạng tài nguyên trên các đảo đã được quản lý một cách chặt chẽ, số lượng quần thể các loài động vật hoang dã không ngừng được tăng lên, từ đó từng bước nâng cao chỉ số đa dạng sinh học và mức độ phong phú loài tại Vườn quốc gia Bái Tử Long.

Một số hình ảnh trong hoạt động giám sát

Tác giả: Nguyễn Đức Thắng


Lượt xem: 316
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Một số kết quả khảo sát sinh thái và đa dạng sinh học khu hệ nấm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh của Đoàn nghiên cứu Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga
  Gặp mặt và chúc mừng đồng chí Vũ Văn Hiển – Phó chủ tịch UBND huyện Cô Tô được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long tăng cường giám sát cây gỗ lớn trên đảo núi đá vôi
  Thăm quan, giáo dục môi trường nhiên nhiên và đa dạng sinh học tại Bảo tàng Đa dạng sinh học - Vườn Quốc gia Bái Tử Long
  Ban biên tập Trang thông tin điện tử Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long sơ kết đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 và xây dựng phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
  Tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Minh Châu và cộng đồng dân cư trong ranh giới Vườn quốc gia Bái Tử Long năm 2025
  Khởi công sửa chữa Trụ sở làm việc 02 Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Giám sát rác thải nhựa rạn san hô đợt 1 năm 2025
  Bảo tàng Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Giám sát rác thải nhựa bãi biển tại Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 1 năm 2025
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đón tiếp đoàn công tác Trường Đại học Lâm nghiệp và đoàn chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga đến khảo sát thực vật cảnh
  Viện sinh thái nhiệt đới, trung tâm Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga thực hiện chuyến công tác nghiên cứu đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai công tác thu thập mẫu vật phục vụ chế tác, trưng bày tại Nhà bảo tàng đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 1 năm 2025
  Vườn quốc gia Bái Tử Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh, là nơi bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có khỉ đuôi dài và khỉ đuôi lợn.
  Khám phá thế giới thực vật phong phú, đặc sắc và quý hiếm tại Vườn quốc gia Bái Tử Long – Vườn di sản Asean
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả