Kết quả điều tra, giám sát đa dạng sinh học phần rừng Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2019
26/04/2019 08:02:48 AM
Thực hiện Kế hoạch số 114/KH-VQG ngày 10/4/2019 của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long về Điều tra, giám sát đa dạng sinh học phần rừng đợt I năm 2019,Đoàn công tác của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long do đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế làm trưởng đoàn.
Đoàn đã tiến hành điều tra, giám sát đa dạng sinh học và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực cụm đảo Trà Ngọ trên 3 ô lâm học định vị trên các trạng thái rừng khác nhau đã lập tại đảo Trà Ngọ lớn thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long với các nội dung: điều tra tầng cây cao (áp dụng đối với những rừng có đường kính ngang ngực D1.3 ≥ 6cm (xác định tên loài, đo đường kính D1.3, đo chiều cao vút ngọn Hvn, mô tả vật hậu, định danh các loài thực vật trong ô tiêu chuẩn và xác định những loài có tên trong sách đỏ); điều tra cây tái sinh (lập 05 ô dạng bản điều tra cây tái sinh 5mx5m, gồm 4 ô ở 4 góc và 01 ô ở giữa ô tiêu chuẩn). Kết quả đo đếm được tổng hợp vào các phụ biểu, một số chỉ tiêu điều tra thu thập được tại 03 ô lâm học:
Ô lâm học trên núi đá vôi có tọa độ là 210 05’ 371” vĩ độ Bắc, 1070 33’ 220” kinh độ Đông, diện tích 500m2 đại diện cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, tại đây phân bố tự nhiên nhiều loài cây Vối thuốc, Kim giao, Trâm trắng … có độ tàn che trên 0.7;
Ô lâm học trên sườn đảo Trà Ngọ lớn có tọa độ là 21006’416” vĩ độ Bắc, 1070 34’300” Kinh độ Đông, diện tích 2.000m2 đại diện cho hệ sinh thái rừng trên đảo đất, tại đây đã xác định dược sự phân bố tự nhiên nhiều loài cây quý như Vối thuốc, Lim xanh, Chẹo tía, Dung giấy, Côm tầng, Ba gạc, Bứa,…, có độ tàn che trên 0.8.
Ô lâm học vị trí gần chân đảo Trà Ngọ lớn có tọa độ ô là 210 06’ 380’ vĩ độ Bắc, 1070 34’ 423’ Kinh độ Đông, diện tích 2.000m2 đại diện cho hệ sinh thái rừng khu vực gần chân đảo đất, tại đây đã xác định dược sự phân bố tự nhiên nhiều loài cây quý như Dẻ, Rè, Na hồng, Vối thuốc, Chẹo tía, Sơn ta, Phân mã, Bách bệnh, Côm tầng, Chân chim, … có độ tàn che trên 0.85.
Qua đợt điều tra, với tinh thần trách nhiệm cao, đoàn công tác đã hoàn thành việc điều tra thu thập số liệu, dữ liệu nghiên cứu và ghi chép đầy đủ các thông tin yêu cầu đúng theo Kế hoạch đã đề ra, bảo đảm an toàn về người và các thiết bị nghiên cứu. Kết quả điều tra, khảo sát đã đánh giá được mức độ sinh trưởng hàng năm, đa dạng sinh học về loài và khả năng tái sinh tự nhiên; rừng không bị sâu bệnh hai cây, công tác quản lý bảo vệ rừng thực hiện tốt; cung cấp thêm dữ liệu khoa học trong quá trình theo dõi các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh khu vực cụm đảo Trà Ngọ - Vườn quốc gia Bái Tử Long làm cơ sở cho việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học về loài, từ đó có đề xuất các giải pháp kỹ thuật cụ thể nhằm phục hồi và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Vườn quốc gia Bái Tử Long trong thời gian tiếp theo.
Một số hình ảnh chuyến công tác của Đoàn điều tra:
Dưới tán rừng trong ô tiêu chuẩn Áng
Đo mức sinh trưởng đường kính cây cao
Tác giả: Trịnh Thị Thon
Lượt xem: 1271
|