Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 8 tháng 5 năm 2024

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 652339
Đang Online: 509
Trang chủ > Hoạt động bảo tồn

Công tác bảo tồn biển Vườn quốc gia Bái Tử Long trước khó khăn và thách thức

11/01/2015 01:29:32 PM
Trong ranh giới Vườn quốc gia Bái Tử Long, phần rừng được coi là kho tàng ẩn chứa nguồn tài nguyên thiên nhiên của sinh vật trên cạn, phần biển là thủy cung của muôn loài dưới nước. Với vị trí và những giá trị đặc biệt của nguồn lợi thủy sản đã thu hút khá đông ngư dân tới hoạt động liên quan đến phần diện tích biển. Chính vì vậy việc quản lý, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học luôn đặt ra những bài toán khó đối với cán bộ chiến sỹ trong Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long...

Trong ranh giới Vườn quốc gia Bái Tử Long, phần rừng được coi là kho tàng ẩn chứa nguồn tài nguyên thiên nhiên của sinh vật trên cạn, phần biển là thủy cung của muôn loài dưới nước. Với vị trí và những giá trị đặc biệt của nguồn lợi thủy sản đã thu hút khá đông ngư dân tới hoạt động liên quan đến phần diện tích biển. Chính vì vậy việc quản lý, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học luôn đặt ra những bài toán khó đối với cán bộ chiến sỹ trong Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.    

Những khó khăn thách thức đan xen luôn là chủ đề nóng trong các cuộc họp, giao ban và có thể chia ra thành các chủ đề như: Nhận thức của một bộ phận ngư dân chưa cao, đời sống không ít người dân còn phụ thuộc vào việc khai thác đánh bắt quá mức làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản, thậm chí vi phạm các quy định của pháp luật. Một bộ phận trong lực lượng chức năng còn chưa nhận thức được chức năng nhiệm vụ, năng lực hạn chế ảnh hưởng đến công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại…Phương tiện của các trạm Kiểm lâm còn cũ, lạc hậu không đuổi kịp phương tiện vi phạm, nhiên liệu tuần tra còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Lực lượng được phân công nhiệm vụ thường trực hiện trường chưa đáp ứng được các tiêu chí xử phạt như công chức

Sức ép của khai thác thủy sản ven bờ

Bên cạnh đó là các nguy cơ tiềm ẩn: Luôn bị rình dập xâm hại, vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các hành vi cụ thể như: Giã cào (lưới kéo đáy) trong vùng cấm; Giã cào có sử dụng kích điện; Chắn Đọn sử dụng mắt lưới nhỏ; Sử dụng chất nổ; Nghề sử dụng máy bơm nước tạo áp lực để khai thác động vật thân mềm,…

Diện tích phần biển gần mười nghìn hecta bao bọc các hòn đảo lớn nhỏ. Đây là nơi diễn ra các hoạt động liên quan đến sinh vật biển như: Khai thác đánh bắt bằng các công cụ thô sơ như: Bắt Ốc, Nghề câu, đánh lưới với chủng loại và kích thước phù hợp. Một hoạt động cũng đã diễn ra là Nghề lặn. Đây là nghề rất nguy hiểm luôn đe dọa tính mạng của những thợ lặn bởi nguy cơ bị áp xuất nước biển làm liệt hệ thần kinh gây bại liệt cục bộ cơ thể làm mất sức lao động vĩnh viễn. Nghề này hiện đang còn tồn tại do nhu cầu của công đoạn mùa thu hoạch Tu Hài khi nuôi trồng ở độ sâu. Hiện một số ngư dân vẫn đi lặn để bắt Hải sản. 

Tang vật vi phạm bị thu giữ

Nghề nuôi trồng thủy sản thu hút gần 50 hộ với các phương thức và loài nuôi tập trung như Cá lồng bè, Tu Hài, Ốc Hương. Hàng năm tạo ra sự trao đổi hàng hóa như: Giống, sản phẩm hải sản…Một số nguồn lợi như Ốc, Ngán đang được nghiên cứu áp dụng giao cho một số hộ quản lý và cộng quản chia sẻ lợi ích. Hướng đến nuôi trồng khai thác bền vững nguồn lợi như: Áng Cái Đé, Hòn Chín, Hòn Mang khơi, Hòn Vành,…Hàng năm tạo ra công ăn việc làm cho khoảng gần 200 lao động mùa vụ, tạo nguồn thu nhập ổn định về sinh kế cho cộng đồng.

Tuy nhiên một trăn trở của cán bộ chiến sỹ BQL Vườn quốc gia Bái Tử Long là nguồn lợi của biển là rất lớn nhưng hàng năm chưa có thu nhập chính đáng từ biển. Đời sống cán bộ chiến sỹ còn nhiều khó khăn, nên đã có lúc có đồng chí còn chưa yên tâm công tác. Chính vì vậy tạo nguồn thu nhập chính đáng từ chính những nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững cũng là chủ đề rất được quan tâm.

Bên cạnh những thách thức và nguy cơ tiềm tàng vẫn có những cơ sở pháp lý quan trọng hỗ trợ cho công tác thực thi pháp luật. Đó là Quy hoạch chi tiết bảo tồn phần biển Vườn quốc gia Bái Tử Long đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1257/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2007; Quy chế phối hợp giữa BQL Vườn quốc gia Bái Tử Long và UBND huyện Vân Đồn và UBND các xã trong vùng lõi và vùng đệm được ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2007 theo Quyết định số 403/2007/QĐ-UBND của UBND huyện Vân Đồn; Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, trong đó quy định Kiểm lâm Vườn quốc gia được xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Đặc biệt ngày 22 tháng 3 năm 2012 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số 635/2012/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của Vườn quốc gia Bái Tử Long, trong đó đã nêu rõ việc quản lý, trách nhiệm bảo vệ bảo tồn Vườn. Bên cạnh đó xu hướng bảo tồn đã được sự quan tâm của Hiệp hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Cục bảo tồn đa dạng sinh học, các Sở, Ban, Ngành, Chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế.

Các cán bộ, chiến sỹ VQG đi tuần tra

Đứng trước tình hình bất cập trong công tác tổ chức, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã đưa ra giải pháp đề xuất chuyển một phần quân số trong Ban lãnh đạo và lực lượng Kiểm lâm từ Viên chức sang Công chức để đảm bảo chức năng xử phạt hành chính. Duy trì quân số thường trực trọng điểm, quân số tuần tra, tổ chức lực lượng cơ động nhanh, phân công địa bàn quản lý cho các tổ trạm kiểm lâm. Nắm vững và vận dụng cơ hội, xây dựng mạng lưới ngư dân chia sẻ lợi ích bảo tồn biển cung cấp thông tin kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm hại. Đề xuất trang sắm phương tiện xuồng máy có tốc độ và nguồn nhiên liệu để phục vụ công tác tuần tra. Nâng cao năng lực cho cán bộ chiến sỹ thông qua tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Chú trọng công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân bằng nhiều hình thức: In ấn tờ rơi, tài liệu, Đĩa DVD tư liệu về Vườn, sách giới thiệu Vườn quốc gia Bái Tử Long, tổ chức các cuộc thi với chủ đề về bảo tồn biển, tuyên truyền rộng rãi trong ngư dân về bảo vệ phần biển cùng kết hợp sự ra quân đồng loạt của các lực lượng như: Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh, Công an huyện Vân Đồn, Kiểm lâm Vườn quốc gia Bái Tử Long.

 

Để làm tốt công tác bảo tồn biển cũng cần có sự quan tâm của chính quyền và toàn xã hội, đặc biệt là nâng cao ý thức bảo tồn biển của ngư dân. Với sự ra quân đồng loạt, có sự quan tâm của chính quyền và các cơ quan ban ngành, sự bền bỉ duy trì của các lực lượng tuần tra, cùng tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng… công tác bảo tồn biển ngày càng khởi sắc, làm thủy cung bình yên cho các loài thủy sản ngày càng sinh sôi phát triển.   

                                                                                                                                                                                                                                     Bùi Hữu Cường


Lượt xem: 405
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Điều tra hệ sinh thái vùng triều kết hợp thu thập mẫu vật phục vụ nghiên cứu bảo tồn nguồn gen năm 2021
  Hội nghị tổng kết phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên trên vùng đất ngập nước của Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2016-2020
  Điều tra hệ sinh thái vùng triều trên đảo Ba Mùn
  Tiếp và làm việc với Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với Công an huyện Vân Đồn cứu hộ 03 cá thể rùa biển thả về môi trường tự nhiên
  Phối hợp công tác cứu hộ rùa biển của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long và Công an Thành phố Cẩm Phả
  Cứu hộ rùa biển và tái thả về với môi trường tự nhiên nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai thực hiện giám sát, đánh giá hiện trạng rạn san hô đợt 1 năm 2019 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức hội thảo “Lựa chọn vị trí xây dựng địa điểm lưu giữ và phương án bảo tồn nguồn gen ốc đĩa tại Vườn quốc gia Bái Tử Long”
  Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Tăng cường quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Tình nguyện viên Dự án bảo tồn Rùa biển huyện Cô Tô cứu hộ thành công một cá thể rùa biển
  Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Phương án chia sẻ lợi ích tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long cứu hộ thành công 01 cá thể Rùa biển
  Vườn quốc gia Bái Tử Long tiếp nhận và thả thành công động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường sống tự nhiên
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả