Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 6 tháng 7 năm 2025

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 899385
Đang Online: 447
Trang chủ > Tin tức - Sự kiện

Triển khai hoạt động điều tra, giám sát thảm cỏ biển năm 2024

14/03/2024 10:03:08 AM

Cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển có vai trò quan trọng đối với vùng nước ven bờ, thực hiện các chức năng về cơ học và sinh học. Cỏ biển tham gia vào chu trình vật chất và chuỗi thức ăn ở vùng ven bờ, các chất hữu cơ phân hủy từ lá cỏ cũng như của rong biển sống ở tầng đáy là thành phần quan trọng trong chuỗi thức ăn của các loài sinh vật biển. Cỏ biển là sinh cảnh sống của các loài động vật hai mảnh vỏ, bọt biển, giáp xác, động vật đáy… Từ những lợi ích này, cỏ biển được cho là một trong ba hệ sinh thái trên thế giới có giá trị nhất.

Nhằm nghiên cứu về đa dạng thành phần loài, phân bố của cỏ biển tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, Phòng bảo tồn biển, đất ngập nước đã triển khai thực hiện điều tra, giám sát thảm cỏ biển với 02 nội dung chính: (1) Điều tra phân bố cỏ biển tại khu vực áng Cái Đé; (2) giám sát cỏ biển tại khu vực tùng Cái Lim

Điều tra cỏ biển tại Cái Đé

(1) Về phương pháp điều tra phân bố: Tại khu vực điều tra, nếu phát hiện có cỏ biển, ta di chuyển theo đường mép ngoài của thảm cỏ biển để xác định ranh giới của thảm cỏ biển đó; trong quá trình di chuyển sử dụng thiết bị GPS, la bàn xác định hướng và toạ độ các điểm trên đường ranh giới. Sử dụng kết quả tracklog trên GPS để tính diện tích cỏ biển tại khu vực.

(2) Về phương pháp giám sát cỏ biển: 03 vị trí mặt cắt là địa điểm đã được lựa chọn, đánh đấu cố định để theo dõi hàng năm. Thu thập số liệu: Số lượng các điểm trên mặt cắt giám sát để đặt khung chuẩn (Quandrat) lấy mẫu phụ thuộc vào kích thước chiều rộng của thảm cỏ biển, các khung chuẩn thu mẫu được bố trí ngẫu nhiên và được lựa chọn từ trước theo số mét trên thước dây (đảm bảo được việc thu mẫu ngẫu nhiên). Đối với thảm cỏ biển tại Vườn quốc gia cự ly giữa các điểm đặt khung chuẩn trên mặt cắt tối thiểu là 10m/khung dọc theo dây mặt cắt; gắn nhãn và ghi số thứ tự tại các điểm đặt khung chuẩn từ 1, 2, 3…. để nhận biết vị trí khung.

Giám sát cỏ biển tại Cái Lim

Sau 05 ngày triển khai thực hiện nhiệm vụ, đoàn công tác đã đạt được một số kết quả như sau: Về thành phần loài đã xác định được 02 loài: Cỏ Xoan (Halophila ovalis (R.Brown) J. D. Hooker, 1858), thuộc họ Thuỷ thảo (Hydrocharitaceae), bộ Trạch tả (Alismatales) và loài Cỏ lươn nhật (Zostera japonica Ascherson & Graebner, 1907), thuộc họ Cỏ lươn (Zosteraceae), bộ Trạch tả (Alismatales). Tại khu vực áng Cái Đé, cỏ biển phân bố tại các lạch nước có nền đáy là chủ yếu là bùn cát phân bố tại vùng triều thấp cho đến độ sâu dưới 1m nước so với 0m hải đồ, tại đây chúng phát triển tạo thành các thảm cỏ biển dày và thành từng đám nhỏ diện tích chỉ khoảng 3 – 4m2/điểm

Cỏ biển phân bố thành từng đám nhỏ

Về độ phủ, cỏ biển tại tùng Cái Lim trung bình đạt: 1,8%, kết quả điều tra sinh lượng nguồn lợi cỏ biển phân bố tại Cái Lim tại các mặt cắt giám sát, đại diện cho thấy sinh lượng trung bình đạt 2,98g/m2.

Thảm cỏ biển là một hệ sinh thái quan trọng, cung cấp nhiều dịch vụ cho con người, tuy nhiên hiện nay chúng đang đứng trước nguy cơ tổn thương vì bị suy thoái dẫn đến hàng loạt các hệ luỵ kèm theo, vì vậy trong thời gian tiếp theo Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, điều tra, giám sát để có giải pháp quản lý, bảo vệ nhằm từng bước phục hồi hệ sinh thái quan trọng này.

Một số hình ảnh điều tra, giám sát đoàn công tác ghi nhận:

Tác giả: Trần Hoài nam


Lượt xem: 388
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu bảo tồn biển Quảng Ninh
  Giám sát san hô đợt I năm 2025 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long làm việc với Đoàn công tác Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư về dự án công nhận khu bảo tồn biển cấp quốc gia
  Kết quả giám sát hiện trạng rừng Trâm Di sản đợt 1 năm 2025 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ghi nhận loài Sẻ đồng ngực vàng - loài chim đang ở nhóm cực kỳ nguy cấp tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long đón đoàn chuyên gia Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga thực hiện điều tra hệ nấm rừng nhiệt đới
  Duy trì mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm, loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2026-2030
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị phân tích chuyên sâu kết quả đánh giá chỉ số cải cách hành chính, chuyển đổi số của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long năm 2024
  Vườn quốc gia Bái Tử Long tăng cường giám sát cây gỗ lớn, bảo vệ “lá phổi xanh” của vùng Đông Bắc
  Vườn quốc gia Bái Tử Long đón đoàn chuyên gia Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga tới nghiên cứu đa dạng sinh học
  Khởi động hợp tác bền vững giữa Vườn Quốc gia Bái Tử Long và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
  Giám sát, đánh giá chất lượng môi trường nước biển Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Gìn giữ cảnh quan môi trường biển Vườn quốc gia Bái Tử Long
  “Định vị thương hiệu du lịch Vịnh Bái Tử Long theo hướng khám phá thiên nhiên, văn hóa, thể thao mạo hiểm”
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả