Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 7 tháng 7 năm 2025

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 899808
Đang Online: 229
Trang chủ > GIỚI THIỆU

Những tín hiệu tích cực trong việc thu hút các quần thể đàn cá sinh sống tại các rạn san hô nhân tạo tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

07/10/2021 08:13:46 AM

Cá rạn san hô được hiểu là “tất cả các loài cá có đời sống gắn liền với sinh cảnh của rạn san hô trong một giai đoạn nhất định hoặc toàn bộ vòng đời”. Cá rạn san hô có vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái rạn san hô thông qua việc tham gia vào chuỗi thức ăn. Một số loài cá rạn rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường, nên chúng được coi như nhóm sinh vật chỉ thị gián tiếp cho sức khỏe của rạn san hô (Michael, 1995). Hiện nay, sự mất mát và sự xuống cấp của môi trường sống rạn san hô, mức độ gia tăng ô nhiễm, đánh bắt quá mức và bao gồm cả việc sử dụng các hoạt động đánh bắt hủy diệt đang đe dọa sự sống còn của các rạn san hô và các loài cá rạn san hô liên quan.

Vườn quốc gia Bái Tử Long có tổng diện tích 15.783 ha trong đó diện tích biển là 9.658 ha và diện tích các đảo nổi là 6.125 ha; đây là nơi có hệ sinh thái đa dạng và môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển có giá trị khoa học, kinh tế, môi trường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Vườn quốc gia Bái Tử Long có trên 150 loài cá biển thuộc 63 họ, 94 giống, trong đó có 68 loài cá sống ở các rạn san hô. Đặc biệt nơi đây có trên 100 loài san hô phân bố và phát triển, so với các khu vực biển lân cận như Cô Tô, Hạ Long, Cát Bà thì số lượng san hô cứng tại khu vực khá phong phú. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua do quá trình đô thị hóa, sử dụng công cụ đánh bắt thủy hải sản hủy diệt, thời tiết cực đoan…đã làm cho số lượng diện tích rạn san hô trên vùng biển Quảng Ninh bị thu hẹp dần nên các loài sinh vật sống trong rạn, đặc biệt là các loài cá bị suy giảm đáng kể. Trước thực trạng trên, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học “Xây dựng mô hình điểm về Du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn biển tại Vườn quốc gia Bái Tử Long” nhằm phục hồi lại rạn san hô đã bị suy thoái, đồng thời thu hút các quần thể sinh vật biển đến sinh sống, kiếm ăn, sinh sản góp phần gia tăng mật độ quần thể sinh vật biển làm tiền đề hình thành các sản phẩm du lịch sinh thái biển trong tương lai tại Vườn quốc gia Bái Tử Long.

  

Các loài cá rạn quy tụ thành đàn

Qua quá trình theo dõi của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ sau thời gian 18 tháng từ khi triển khai và hoàn thiện đề tài cho đến nay “ngôi nhà mới” với 105 rạn nhân tạo được thả đã thu hút hàng chục loài sinh vật biển đến cư trú, kiếm ăn, đặc biệt các loài cá rạn nhiều màu sắc đã sinh sôi phát triển cả về kích thước và số lượng các loài. Có thể kể đến các loài cá bướm, cá thia, cá mó, cá bò…, ngoài ra còn thu hút một số loài động vật da gai (hải sâm, sao biển) về sinh sống trong vùng rạn.

                                                      

Các loài cá kiếm ăn xung quanh các rạn nhân tạo

 Đây là một tín hiệu đáng mừng và cũng là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động phục hồi, tái tạo mở rộng thêm các rạn san hô đang bị suy thoái góp phần gia tăng số lượng các loài sinh vật sinh biển đặc biệt là các loài cá rạn đến sinh sống, kiếm ăn và trú ẩn trong các rạn san hô tại Vườn quốc gia Bái Tử Long. Đồng thời, đây sẽ là mô hình rất tốt cho việc triển khai các hoạt động du lịch sinh thái trong tương lai./.

Tác giả: Trần Hoài Nam – Phòng bảo tồn biển, đất ngập nước

 


Lượt xem: 414
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Giải thể thao kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2023).
  Triển khai giám sát động vật hoang dã đợt 2 năm 2023
  Giám sát hệ sinh thái rạn san hô tại Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2023
  Thông báo công khai Đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động công vụ của viên chức, người lao động thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị quán triệt, thực hiện công tác giải toả, di dời các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản trong ranh giới Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Điều tra hiện trạng phân bố một số loài cây gỗ lớn đợt 2 năm 2023 tại đảo Ba Mùn Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức thực hiện chiến dịch thu gom, xử lý vật liệu nuôi trồng thủy sản thải bỏ trên biển
  Thu gom, xử lý 1.150 quả phao xốp trên Vịnh Bái Tử Long
  Khám phá rừng trâm "cứu đói" trăm tuổi trên đảo Quan Lạn
  Khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm, loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Kết quả điều tra, giám sát động vật đáy trong hệ sinh thái vùng triều Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 1 năm 2023
  Buổi làm việc liên ngành về đề xuất triển khai một số hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chuyên môn năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023
  Đảng ủy Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả