Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 24 tháng 4 năm 2024

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 640857
Đang Online: 381
Trang chủ > Tin tức - Sự kiện

Khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển Vườn quốc gia Bái Tử Long

18/05/2021 02:50:38 PM

Trong 20 năm hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Bái Tử Long (01/6/2001 – 01/6/2021), bên cạnh mục tiêu cốt lõi là bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường các hệ sinh thái, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long luôn xác định “Khoa học và Công nghệ” là động lực, là nền tảng quan trọng thiết yếu trong công cuộc bảo tồn các giá trị tài nguyên, tăng cường kiểm soát và ngăn chặn các hành vi xâm hại đến Vườn quốc gia, từng bước duy trì và phục hồi các hệ sinh thái đã bị tổn thương.

 

Trong nhiều năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của các cấp đối với hoạt động khoa học và công nghệ, sự quan tâm đồng hành của các sở, ngành trong toàn Tỉnh, đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 13/3/2017 của BCH đảng bộ Tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã triển khai thực hiện và áp dụng nhiều kết quả nghiên cứu khoa học trong việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long.

Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2012, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã thực hiện nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp tỉnh phục vụ trồng làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa và cây thuốc như: “Nghiên cứu trồng làm giàu rừng bằng loài cây Lim Xanh (Erythrophleum fordii)” “Nghiên cứu trồng làm giàu rừng bằng loài cây Kim giao (Nageia fleuryi) do Thạc sỹ Nguyễn Thanh Phương – Giám đốc Ban làm chủ nhiệm; Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm loài cây bách bệnh (Eurycoma longifolia) do Kỹ sư Nguyễn Văn Hùng – Chánh Văn phòng Ban làm chủ nhiệm; Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm loài cây lá khôi (Ardisia silvestris) do Kỹ sư Nguyễn Đình Ưng – Nguyên Phó Hạt Trưởng phụ trách Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia làm chủ nhiệm.

Kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ này góp phần làm gia tăng mật độ quần thể các loài cây quý hiếm, bản địa trên hàng chục ha rừng và lưu giữ bảo tồn các nguồn cây dược liệu trong khu vực.

Đống chí Nguyễn Văn Đọc (nguyên Bí thư Tỉnh uỷ)

kiểm tra hệ sinh thái rừng Trâm tại Vườn quốc gia – Nguồn: Báo Quảng Ninh

Trong giai đoạn từ năm 2012– 2020, đây là giai đoạn bước đầu khẳng định sự trưởng thành của Vườn quốc gia, hoạt động khoa học và công nghệ cũng có nhiều bước tiến nhảy vọt và nổi trội. Trong các năm từ năm 2018 – 2020, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long được giao chủ trì triển khai nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp cơ sở như:

- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu giá trị hệ sinh thái tùng, áng trong lòng núi đá vôi, núi đất xen kẽ núi đá vôi tại Vườn quốc gia Bái Tử Long” do Thạc sỹ Phan Thanh Nghị - Phó Giám đốc Ban làm chủ nhiệm. Nhiệm vụ đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá xếp loại xuất sắc. Kết quả của nhiệm vụ đã cung cấp được bộ tài liệu quan trọng về hệ sinh thái đặc thù trong khu vực, đặc biệt là ghi nhận sự xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam của 01 loài cá Vược Nhật (Lateolabrax).

- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Nghiên cứu xây dựng quy trình ương, nuôi thương phẩm loài ngao ô vuông (Periglypta puerpera, Linnaeus 1771) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long” do Thạc sỹ Phạm Quốc Việt – Phó Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế làm chủ nhiệm. Kết quả của nhiệm vụ đã xây dựng và áp dụng quy trình ương, nuôi thương phẩm loài ngao ô vuông đầu tiên tại khu vực Vân Đồn, góp phần tạo ra nghề nuôi mới thay thế cho một số loài đang bị dịch bệnh.

- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Điều tra, đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, phát triển cây tùng đen (Diospyros vacciniodes Lindl) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long” do Kỹ sư Nguyễn Văn Hùng – Chánh Văn phòng Ban làm chủ nhiệm. Kết quả của nhiệm vụ đã xây dựng và áp dụng được quy trình nhân giống, trồng bảo tồn loài cây tùng đen; biện pháp kỹ thuật nhân giống cũng được chia sẻ với một số hộ dân trên địa bàn huyện Vân Đồn để nhân giống thành công loài cây này, góp phần giảm thiểu áp lực khai thác ngoài tự nhiên.

- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Xây dựng mô hình điểm về du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn biển tại Vườn quốc gia Bái Tử Long” do Kỹ sư Phạm Xuân Phương – Trưởng phòng bảo tồn biển, đất ngập nước làm chủ nhiệm. Nhiệm vụ đã hình thành lên 06 tuyến du lịch sinh thái, góp phần cụ thể hoá Đề án du lịch sinh thái đã được UBND Tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, kết quả nhiệm vụ còn tạo ra 01 mô hình trồng bảo tồn nguồn gen một số loài san hô trong khu vực.

Ngoài việc chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, trong giai đoạn này, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã phối hợp với Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh: “Bảo tồn nguồn gen loài ốc đĩa (Nerita balteata) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” và phối hợp với trường Cao đẳng kinh tế, kỹ thuật và thuỷ sản thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo giống sá sùng (sypuncunus nudus) tại Quảng Ninh”.

                                                                                                                                               

Một số hoạt động KH&CN tại Vườn quốc gia trong thời gian qua

Bên cạnh việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuần tra, kiểm soát các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cũng được quan tâm triển khai, việc được lựa chọn là một trong số các Vườn quốc gia áp dụng thí điểm việc ứng dụng bộ công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra (Smart) góp phần nâng cao năng lực quản lý của lực lượng Kiểm lâm địa bàn. Việc ứng dụng các phần mềm mã nguồn mở để quản lý ranh giới, các phân khu chức năng cũng tạo điều kiệnthuận lợi trong công tác quản lý, xử lý vi phạm, nhờ đó công tác quản lý các nguồn tài nguyên ngày càng được triển khai chặt chẽ, có hiệu quả.

Kết quả từ các hoạt động khoa học và công nghệ đã được các cấp, ngành đánh giá và ghi nhận, đặc biệt là cá nhân đồng chí Phan Thanh Nghị - Phó Giám đốc Ban quản lý đã được Hội đồng xét tặng danh hiệu “Tri thức KH&CN tiêu biểu”, “Điển hình lao động sáng tạo”, “Tài năng trẻ KH&CN” tỉnh Quảng Ninh lần thứ II, năm 2020 công nhận.

Trong thời gian tới, phát huy những kết quả đã đạt được trong 20 năm qua, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tiếp tục xác định việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ là động lực trong sự phát triển của giai đoạn tới. Mục tiêu hướng tới trong giai đoạn này sẽ là việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật bản địa, nguy cấp, quý hiếm phân bố tại Vườn quốc gia Bái Tử Long trên cơ sở Đề án khung bảo tồn nguồn gen đã được UBND Tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, việc nâng cấp, bổ sung mẫu vật, tiêu bản tại nhà bảo tàng đa dạng sinh học và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất tại Vườn sưu tập thực vật quý hiếm sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác nghiên cứu gieo ươm các loài thực vật bản địa và bổ sung, hoàn thiện mẫu tiêu bản trưng bày phục vụ nghiên cứu khoa học và giới thiệu các giá trị tài nguyên thiên nhiên tại Vườn quốc gia.                                                                                                                                 

                                                          

                  Đồng chí Nguyễn Thanh Phương – Giám đốc Ban, định hướng các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KHCN tại Vườn quốc gia trong thời gian tới

Trải qua 20 năm phấn đấu và trưởng thành (01/6/2001 – 01/6/2021), khoa học và công nghệ ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong công tác bảo tồn các nguồn tài nguyên tại Vườn quốc gia, góp phần duy trì và phát triển tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái xứng đáng với danh hiệu Vườn di sản ASEAN đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á công nhận.

 

Tác giả: Phạm Quốc Việt

 


Lượt xem: 1278
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức gặp mặt kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3, 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  Tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long họp bình xét thi đua, khen thưởng năm 2023.
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long khen thưởng cho người dân có thành tích cứu hộ Rùa biển.
  Tổng kết công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
  Thả 10 con khỉ về Vườn Quốc gia Bái Tử Long
  Cái Lim - “nàng công chúa đang ngủ say”
  Thông báo lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá
  HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG NĂM 2023
  Bảo tồn, phát huy giá trị Vườn quốc gia Bái Tử Long
  THÔNG BÁO Thi tuyển chức danh Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế
  Hội nghị thực hiện quy trình bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban biên tập Trang thông tin điện tử Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long họp đánh giá hoạt động 10 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 2 tháng cuối năm 2021.
  Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 2, kỳ tuyển dụng viên chức tỉnh Quảng Ninh năm 2020
  Khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển Vườn quốc gia Bái Tử Long
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả