Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 11 tháng 7 năm 2025

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 902073
Đang Online: 409
Trang chủ > GIỚI THIỆU

Điều tra, giám sát hệ sinh thái vùng triều kết hợp điều tra, đánh giá hiện trạng và thực hiện phương án bảo tồn nguồn gen năm 2022 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

04/04/2022 09:30:00 AM

Vùng triều là một thành phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển một số nguồn gen sinh vật biển, nó đóng góp rất lớn trong việc tạo nên những giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên độc đáo tại Vườn quốc gia Bái Tử Long. Chính vì vậy, công tác điều tra, giám sát hệ sinh thái này luôn được lãnh đạo Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long quan tâm, đặc biệt trong công tác xây dựng và triển khai Phương án bảo tồn các nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm trong hệ sinh thái đặc trưng này.

Lập ô, điều tra tại các khu vực vùng triều

Thực hiện Kế hoạch số 91/KH-VQG từ ngày 24/3 đến ngày 28/3/2022 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Xuân Phương – Trưởng phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước đã tiến hành công tác điều tra, giám sát, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học động vật đáy hệ sinh thái vùng triều và từng bước triển khai thực hiện Phương án bảo tồn nguồn gen.

 

Đợt điều tra, giám sát với mục đích chính là theo dõi, đánh giá sự biến động về trữ lượng, thành phần loài động vật đáy hệ sinh thái vùng triều tại các khu vực: Cái Lim Cạn, Hòn Vành con, Hầm Pháo - Miếu Danh, Mắp Neo, Mắp Vượn, bãi Bà Biếng, Chương Di. Phương pháp điều tra, giám sát chủ yếu thông qua việc thu thập mẫu vật trong các ô thu mẫu trên các mặt cắt và điều tra theo tuyến vùng hạ triều. Xử lý, phân tích, so sánh số liệu qua các đợt điều tra, giám sát để đánh giá sự biến động qua các năm. Từ đó, đề xuất các biện pháp bảo tồn phù hợp, đồng thời lựa chọn các khu vực có sự phân bố của các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao để đề xuất đưa vào nhiệm vụ xây dựng mô hình bảo tồn nguồn gen, tạo tiền đề cho đăng ký đặt hàng nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen cấp quốc gia và tiến tới lập hồ sơ đề nghị cấp thẩm quyền công nhận Vườn quốc gia Bái Tử Long là thành viên mạng lưới bảo tồn nguồn gen quốc gia trong thời gian tới.

Điều tra theo tuyến vùng triều

Kết quả bước đầu điều tra nhóm động vật đáy trong hệ sinh thái vùng triều đợt 1 năm 2022 đã xác định được 26 loài, trong đó nhóm có số lượng loài cao nhất là nhóm một mảnh vỏ 14 loài chiếm 53,8%, tiếp đó là lớp hai mảnh vỏ và lớp giáp xác (đều xác định có 04 loài) chiếm 15,3%, nhóm còn lại chiếm số lượng không nhiều với 4 loài, nhưng là nhóm sinh vật kinh tế quan trọng tại khu vực vùng triều tại Bái Tử Long như: Hải sâm, Cầu gai... Trên cơ sở điều tra về sự phân bố, cấu trúc các sinh cảnh vùng triều của một số khu vực thuộc mặt Đông Ba Mùn, hòn Vành Con và mặt Tây đảo Ba Mùn, Cái Lim cạn, kết quả cho thấy: Có sự phân bố không đồng đều về số lượng thành phần loài nhiều nhất là khu vực hòn Vành con (15 loài), tiếp đó đến khu vực Hầm Pháo và bãi Bà Biếng (13 loài), Cái Lim cạn (12 loài) Mắp Neo (11 loài), Mắp Vượn (10 loài), thấp nhất là khu vực Chương Di (6 loài), đây cũng là địa điểm có hợp phần đáy kém đa dạng so với các điểm còn lại.

Tại các tuyến điều tra trên vùng trung triều và hạ triều, nhóm điều tra đã bắt gặp nhiều loài có giá trị kinh tế cao, loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam với mật độ dày như: Ốc Đụn đực (Tectus pyramis Born, 1778), Ốc Đụn cái (Tectus niloticus Linnaeus, 1767), Cầu gai (Diadematidae sp), Bào ngư (Haliotis sp), Hải sâm đen (Holothuria sp), ... phân bố chủ yếu tại khu vực phía Đông Ba Mùn là khu vực Hầm Pháo - Miếu Danh, Mắp Neo và Mắp Vượn.

Bào ngư trú ẩn trong các khe đá

Sau thời gian thực hiện 05 ngày với sự nỗ lực của các thành viên trong đoàn công tác đã hoàn thành các nội dung công việc, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và phương tiện. Công tác điều tra, giám sát trong năm 2022 sẽ được tiếp tục thực hiện đợt 2 vào tháng 10 và triển khai trong các năm tiếp theo. 

Dưới đây là một số hình ảnh điều tra, giám sát:

 

 


Lượt xem: 434
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Giải thể thao kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2023).
  Triển khai giám sát động vật hoang dã đợt 2 năm 2023
  Giám sát hệ sinh thái rạn san hô tại Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt I năm 2023
  Thông báo công khai Đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động công vụ của viên chức, người lao động thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị quán triệt, thực hiện công tác giải toả, di dời các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản trong ranh giới Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Điều tra hiện trạng phân bố một số loài cây gỗ lớn đợt 2 năm 2023 tại đảo Ba Mùn Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức thực hiện chiến dịch thu gom, xử lý vật liệu nuôi trồng thủy sản thải bỏ trên biển
  Thu gom, xử lý 1.150 quả phao xốp trên Vịnh Bái Tử Long
  Khám phá rừng trâm "cứu đói" trăm tuổi trên đảo Quan Lạn
  Khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm, loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Kết quả điều tra, giám sát động vật đáy trong hệ sinh thái vùng triều Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 1 năm 2023
  Buổi làm việc liên ngành về đề xuất triển khai một số hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chuyên môn năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023
  Đảng ủy Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả