Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 25 tháng 4 năm 2025

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 856531
Đang Online: 155
Trang chủ > Tin hoạt động

Giám sát rạn san hô tại Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 1 năm 2024

31/05/2024 04:54:22 PM

Thực hiện Kế hoạch số 170/KH-VQG ngày 18/3/2024 của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long về chương trình giám sát hệ sinh thái rạn San hô (RSH) đợt I năm 2024. Ngày 10/5/2024, Phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước phối hợp Hạt kiểm lâm đã tiến hành giám sát rạn san hô tại các địa điểm: Cái Lim cạn, Mang Khơi, Bảng tin (hòn Vành).

Công tác chuẩn bị trước khi giám sát

Nội dung chủ yếu của đợt giám sát là chuẩn bị phương tiện, thiết bị chuyên dùng, nhân lực để di chuyển đến các địa điểm trên tiến hành lặn có khí tài để quan sát, ghi chép, thu thập số liệu hợp phần đáy và độ phủ san hô năm 2024; Ghi chép, thu thập số liệu cá rạn san hô năm 2024; Ghi chép, thu thập số liệu động vật đáy không xương sống khu hệ rạn san hô năm 2024. Trên cơ sở phương pháp Reefcheck (Hodgson & Waddell, 1997) đã được tổ chức giám sát rạn san hô toàn cầu dùng để đánh giá chất lượng rạn nhằm tạo dựng và từng bước xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về hiện trạng hệ sinh thái RSH Vườn quốc gia Bái Tử Long một cách đầy đủ, chính xác và khoa học nhằm phục vụ hữu ích cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm, đánh giá hiệu quả quản lý, từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phù hợp với tình hình hiện nay và trong thời gian tới.

Rải dây mặt cắt trên rạn san hô

Trên cơ sở thu thập các chỉ tiêu giám sát về độ phủ san hô trong 03 địa điểm: Cái Lim cạn, Mang Khơi, Bảng tin thì kết quả cho thấy độ phủ san hô tại Mang Khơi cao nhất đạt (47,50%) thấp nhất là địa điểm Bảng tin (29,38%), trung bình đạt (41,04%). Kết quả giám sát san hô đợt I năm 2024 cho thấy tại 03 điểm giám sát, độ phủ san hô cứng tương đối cao. So sánh bảng xếp hạng sức khoẻ rạn san hô do Chou và cs (1996) nghiên cứu đề xuất cho thấy tình trạng san hô ở Bái Tử Long ở mức trung bình.

Ghi chép chỉ tiêu hợp phần đáy

Về thành phần các loài cá tại các địa điểm giám sát, nhóm điều tra chỉ xác định có 01 loài cá chính trong nhóm cá rạn là cá mật độ cá chỉ thị trung bình tại các địa điểm là 1 cá thể trên 100m2 quan sát trong mặt cắt. Nhìn chung nhóm cá chỉ thị ở các điểm giám sát có thành phần cũng như số lượng loài chỉ số chưa cao.

Đối với nhóm động vật đáy không xương sống (ĐVĐKXS) chủ yếu là các loài Trai bàn mai, Ốc đụn và Hải sâm, mật độ tổng số của các nhóm ĐVĐKXS kích thước lớn tại các điểm giám sát dao động từ 1,5 –5,75 cá thể/100m2. Trong thành phần của động vật đáy không xương sống cỡ lớn, chủ yếu là nhóm thân mềm chiếm ưu thế (trung bình 3,25%), mật độ cao nhất tại Mang Khơi (mật độ TB 5,75%) chủ yếu là Trai bàn mai. Các nhóm nguồn lợi chỉ thị khác hiện diện trên rạn với mật độ không đáng kể hoặc hoàn toàn vắng mặt. Điều này cho thấy thực trạng nguồn lợi tại các địa điểm đều hạn chế.

Giám sát động vật đáy không xương sống

Sau thời gian 05 ngày thực hiện, với sự nỗ lực của các thành viên trong đoàn công tác đã hoàn thành các nội dung công việc, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và phương tiện. Chương trình giám sát rạn san hô sẽ được tiếp tục triển khai thực hiện vào tháng 10 năm 2024.

Một số hình ảnh trong đợt giám sát:

Tác giả: Trần Hoài nam


Lượt xem: 265
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:  

Các tin liên quan:
  Phủ Xanh Đảo Ba Mùn: Bước Tiến Bảo Vệ Vườn Quốc gia Bái Tử Long
  Giám sát hệ sinh thái động vật đáy vùng triều, đa dạng sinh học biển Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long sôi nổi hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2025
  Chương trình giao lưu thể thao giữa Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long và Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
  Triển khai công tác giám sát thực vật trên ô định vị lâm học tại đảo Trà Ngọ lớn năm 2025
  Giám sát hiện trạng phân bố cây gỗ lớn đợt 1 năm 2025 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai nhiệm vụ quản lý quy hoạch bảo tồn biển Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 1 năm 2025
  Thực hiện Kế hoạch kiểm tra Mô hình bảo tồn gen Ốc đĩa (Neriata balteata, reeve 1955) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 1 năm 2025
  Vườn quốc gia Bái Tử Long – nơi bảo tồn những loài chim quý
  Giám sát động vật hoang dã trên các đảo của Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 4 năm 2024
  Giám sát rác thải nhựa bãi biển tại Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 2 năm 2024
  Triển khai kế hoạch Kiểm tra Mô hình bảo tồn gen Ốc đĩa (Neriata balteata, reeve 1955) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai công tác giám sát hiện trạng Rừng Trâm di sản tại đảo Minh Châu đợt 2 năm 2024
  Triển khai công tác giám sát hiện trạng rừng Trâm tại đảo Minh Châu đợt 1 năm 2024
  Giám sát đánh giá chất lượng môi trường nước biển đợt II năm 2024
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?


   Xem kết quả