Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 20 tháng 6 năm 2025

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 890715
Đang Online: 703
Trang chủ > Tin tức - Sự kiện

Giám sát động vật hoang dã trên các đảo của Vườn quốc gia Bái Tử Long đợt 3 năm 2024

23/09/2024 08:50:09 AM

Thực hiện kế hoạch số 211/KH-VQG ngày 05/4/2024 của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long về việc triển khai nhiệm vụ Giám sát động vật hoang dã và nguy cấp, quý hiếm trên các đảo thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long. Trong 5 ngày, từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 8 năm 2024, đoàn giám sát động vật hoang dã của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã triển khai thực hiện giám sát đợt 03 tại các cụm Đảo Ba Mùn và Trà Ngọ lớn với tổng số 11 tuyến giám sát: (1) Trạm Kiểm lâm Cái Lim – hang Dơi – rừng Lim Xanh; (2) Ngã ba Rừng Lim xanh – Áng 2 – Trà Thần; (3) Dọc đường dẫn vào cửa hang Cái Đé – đường vào áng Cái Đé; (4) Trạm Kiểm lâm Lách Chè – Hầm pháo; (5) Trạm Kiểm lâm Lách Chè – vụng Ổ lợn; (6) Chương Di – Miếu Danh; (7) Ngã 3 bộ đội – Ngã 3 Miếu Danh; (8) Ngã 3 Miếu Danh – Suối 15 (9) Trạm Kiểm lâm Ba Mùn – ngã ba Cao Lồ; (10) Dọc suối Vạn Lau; (11) Suối Cao Lồ, các tuyến có độ dài trung bình từ 3 – 5 km tùy từng tuyến giám sát.

Dấu vết Lợn rừng (Sus scrofa) đẵm mình trong vũng nước.

Phương pháp Giám sát động vật hoang dã được áp dụng theo các hướng dẫn chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông và Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả giám sát bước đầu nghi nhận như sau:

Đối với các tuyến tại khu vực nửa phía Nam đảo Ba Mùn (từ Cửa Đối đến Miếu Danh) với 04 tuyến giám sát đã thu được hơn 63 dấu vết động vật hoang dã của nhiều loài, trong đó có một số loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam như Lợn rừng (Sus scrofa), Nai (Rusa unicolor), Cầy (Viverridae), Rắn lục (Trimeresurus albolabris), Rắn Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)

Cá thể Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) đang di chuyển trên tuyến.

Đối với các tuyến tại khu vực nửa phía Bắc đảo Ba Mùn (từ Miếu Danh đến Cửa vành) với 04 tuyến giám sát đã thu được hơn 28 dấu vết động vật hoang dã, tại khu vực này Đoàn giám sát đã thu được cũng dấu vết của khá nhiều loài động vật rừng trong đó có xuất hiện 02 loài trong sách đỏ Việt Nan đó là Lợn rừng (Sus scrofa), Cầy (Viverridae), Nai (Rusa unicolor) và một số loài chim quý khác.

Phân Cầy (Viverridae) tuyến sau Trạm Ba Mùn

Chân Nai (Rusa unicolor) khu vực Miếu Danh.

Đối với tuyến trên cụm đảo Trà Ngọ với 03 tuyến giám sát bắt đầu từ trạm Cái Lim – Áng 1, Hang Dơi – Áng 2 và Khu vực Áng Cái Đé thu được tổng số 22 dấu vết động vật hoang dã, tại khu vực này Đoàn giám sát đã thu được cũng dấu vết của nhiều loài động vật rừng trong đó có xuất hiện 03 loài trong sách đỏ Việt Nan đó là  Nhím (Hystrix brachyura subcristata-Swinhoe) Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), Cò trằng (Egretta garzetta) và một số loài động vật rừng khác như Sóc (Sciuridae), Dơi (Chiroptera).

Thức ăn thừa của Sóc (Sciuridae) tuyến Trạm Cái Lim – Áng 1.

Kỳ Nhông (Leiolepis) tuyến Áng Cái Đé.

Giám sát động vật hoang dã trên các đảo của Vườn quốc gia Bái Tử Long là nhiệm vụ thường xuyên, từ kết quả các đợt giám sát động vật này làm cơ sở cho việc xác định số loài động vật hoang dã nhất là các loài có trong sách đỏ Việt Nam hiện có trong Vườn quốc gia và đánh giá chất lượng công tác quản lý bảo vệ rừng của đơn vị và có đề xuất một số giải pháp trong việc ứng dụng công nghệ tiến tiến trong việc quản lý các loài động vật rừng tại Vườn quốc gia Bái Tử Long./.

Tác giả: Nguyễn Hữu Mạnh

 


Lượt xem: 242
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:  

Các tin liên quan:
  Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu bảo tồn biển Quảng Ninh
  Giám sát san hô đợt I năm 2025 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long làm việc với Đoàn công tác Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư về dự án công nhận khu bảo tồn biển cấp quốc gia
  Kết quả giám sát hiện trạng rừng Trâm Di sản đợt 1 năm 2025 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ghi nhận loài Sẻ đồng ngực vàng - loài chim đang ở nhóm cực kỳ nguy cấp tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long đón đoàn chuyên gia Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga thực hiện điều tra hệ nấm rừng nhiệt đới
  Duy trì mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm, loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2026-2030
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức Hội nghị phân tích chuyên sâu kết quả đánh giá chỉ số cải cách hành chính, chuyển đổi số của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long năm 2024
  Vườn quốc gia Bái Tử Long tăng cường giám sát cây gỗ lớn, bảo vệ “lá phổi xanh” của vùng Đông Bắc
  Vườn quốc gia Bái Tử Long đón đoàn chuyên gia Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga tới nghiên cứu đa dạng sinh học
  Khởi động hợp tác bền vững giữa Vườn Quốc gia Bái Tử Long và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
  Giám sát, đánh giá chất lượng môi trường nước biển Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Gìn giữ cảnh quan môi trường biển Vườn quốc gia Bái Tử Long
  “Định vị thương hiệu du lịch Vịnh Bái Tử Long theo hướng khám phá thiên nhiên, văn hóa, thể thao mạo hiểm”
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?


   Xem kết quả