Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 18 tháng 4 năm 2024

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 637497
Đang Online: 347
Trang chủ > Hoạt động bảo tồn

Cứu hộ Rùa biển - Sự khởi đầu trong việc phối hợp liên ngành, địa phương thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn Rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016 – 2025 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

04/05/2016 09:52:46 AM
Ngày 14 tháng 3 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 811/QĐ-BNN-TCTS về việc phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn Rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016 – 2025. Trong đó, công tác tổ chức thực hiện được giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc các tỉnh, thành phố có biển chủ trì tham mưu cho UBND cấp tỉnh chỉ đạo các Sở, Ngành, địa phương, đơn vị phối hợp với các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn biển, Chi cục Thủy sản tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch bảo tồn Rùa biển tại địa phương...

Cán bộ làm công tác cứu hộ Rùa biển

Ngày 14 tháng 3 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 811/QĐ-BNN-TCTS về việc phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn Rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016 – 2025. Trong đó, công tác tổ chức thực hiện được giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc các tỉnh, thành phố có biển chủ trì tham mưu cho UBND cấp tỉnh chỉ đạo các Sở, Ngành, địa phương, đơn vị phối hợp với các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn biển, Chi cục Thủy sản tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch bảo tồn Rùa biển tại địa phương. 

Thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn Rùa biển và Văn bản chỉ đạo số 4168/UBND-NC ngày 15/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh, Văn bản số 1951/SNN&PTNT-BVNLTS ngày 24/7/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác bảo vệ Rùa biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Ngày 22/4/2016, UBND Thành phố Cẩm phả đã nhận được tin báo của ông Trần Văn Thuộc (thường trú tại Tổ 3, khu Nam Thạch B, phường Cẩm Thạch, TP. Cẩm phả) về việc ông đã cứu hộ một cá thể Rùa biển bị mắc cạn gần bờ và đề nghị được bàn giao cho chính quyền địa phương xử lý. Sau khi tiếp cận thông tin và cá thể Rùa biển, các đơn vị chức năng Thành phố Cẩm phả đã tiến hành lập biên bản bàn giao, xác định hiện trạng sức khỏe của Rùa biển và làm các thủ tục cần thiết khác; đồng thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành lập đoàn công tác và liên hệ, đề nghị Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp tổ chức cứu hộ và thả Rùa biển về tự nhiên trong ranh giới Vườn quốc gia Bái Tử Long. Nhận được thông tin, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn thực hiện công tác chuẩn bị và thành lập đoàn phối hợp để cứu hộ cá thể Rùa biển.

Sau khi tiếp cận cá thể Rùa biển trên, chúng tôi xác định đây là loài Vích, có tên khoa học Chelonia mydas (Linnaeus, 1758), thuộc bộ Rùa biển – Testudines, họ Vích - Chelonidae. Vích là loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới và được xếp ở mức Rất nguy cấp (EN) và nằm trong Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Theo quy định hiện hành, các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép Rùa biển hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự bất kể số lượng, khối lượng hay giá trị tang vật với mức phạt tù từ 01 năm đến 15 năm theo quy định tại Điều 244, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015.

Cá thể Rùa biển cứu hộ có kích thước: Chiều dài mai 50cm; chiều rộng 45cm; trọng lượng 16,2kg. Cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã tiến hành gắn thẻ vào 2 bơi trước của Rùa biển với mã số: Bơi phải: VN(N) 00009; Bơi trái: VN(N) 00010 và thông tin số điện thoại liên hệ trên thẻ để phục vụ công tác cứu hộ, nghiên cứu đường di cư, tập tính sinh học, sinh sản của cá thể Rùa biển này.

Một số hình ảnh trong công tác cứu hộ rùa biển: 

1 cá thể Rùa biển được cứu hộ

 

                                                            Phạm Xuân Phương - Trưởng phòng phòng BBT


Lượt xem: 1432
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:  

Các tin liên quan:
  Điều tra hệ sinh thái vùng triều kết hợp thu thập mẫu vật phục vụ nghiên cứu bảo tồn nguồn gen năm 2021
  Hội nghị tổng kết phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên trên vùng đất ngập nước của Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2016-2020
  Điều tra hệ sinh thái vùng triều trên đảo Ba Mùn
  Tiếp và làm việc với Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với Công an huyện Vân Đồn cứu hộ 03 cá thể rùa biển thả về môi trường tự nhiên
  Phối hợp công tác cứu hộ rùa biển của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long và Công an Thành phố Cẩm Phả
  Cứu hộ rùa biển và tái thả về với môi trường tự nhiên nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai thực hiện giám sát, đánh giá hiện trạng rạn san hô đợt 1 năm 2019 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức hội thảo “Lựa chọn vị trí xây dựng địa điểm lưu giữ và phương án bảo tồn nguồn gen ốc đĩa tại Vườn quốc gia Bái Tử Long”
  Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Tăng cường quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Tình nguyện viên Dự án bảo tồn Rùa biển huyện Cô Tô cứu hộ thành công một cá thể rùa biển
  Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Phương án chia sẻ lợi ích tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long cứu hộ thành công 01 cá thể Rùa biển
  Vườn quốc gia Bái Tử Long tiếp nhận và thả thành công động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường sống tự nhiên
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?


   Xem kết quả