Liên kết website


Thông tin cần biết
Ngày 20 tháng 4 năm 2024

Tỷ giá vàng



Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 638376
Đang Online: 111
Trang chủ > Hoạt động bảo tồn

Công tác cứu hộ Rùa biển đầu năm 2018

07/03/2018 09:07:32 AM
Ngày 06/3/018 Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long cùng với anh Nguyễn Như Thắng (người dân phát hiện cá thể Rùa biển bị mắc cạn) tiến hành thả cá thể Rùa biển về môi trường tự nhiên.

Hôm nay ngày 06/3/2018, nhận được tin báo của anh Nguyễn Như Thắng – sinh năm 1985; thường trú tại số nhà 33, Tổ 2, Khu 8, Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; công tác tại Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn. Anh Thắng cho biết vào hồi 22h30’ ngày 05/3/2018, trong khi đi soi cá tại vùng bãi triều gần nhà, anh Thắng đã gặp 01 cá thể Rùa biển bị mắc cạn, tình trạng sức khỏe yếu. Anh Thắng đã mang về nhà, cứu hộ bằng việc ngâm Rùa biển vào chậu nước mặn và trưa ngày 06/3/2018, anh báo tin cho Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long. Nhận được tin báo, đồng chí Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã cử đoàn công tác gồm đồng chí Phạm Văn Sỹ - Phó Giám đốc Ban quản lý, đồng chí Phạm Xuân Phương – Trưởng phòng Bảo tồn biển, đồng chí Trần Hoài Nam – chuyên viên tham mưu thực hiện công tác bảo tồn Rùa biển đến tiếp cận hiện trường.

Qua quan sát, thì đây là loài Vích có tên khoa học là Chelonia mydas Linnaeus, 1758; trọng lượng: 05kg; chiều dài mai: 35cm; chiều rộng mai: 28cm. 

Rùa biển được xác định là loài Vích (Chelonia mydas)

Theo đánh giá của các nhà khoa học: Rùa biển là loài sinh vật cổ xưa nhất hành tinh còn tồn tại đến ngày nay và Vích (Chelonia mydas Linnaeus, 1758) là một trong 02 loài Rùa biển phân bố chủ yếu tại khu vực vịnh Bái Tử Long (Đồi Mồi và Vích); chúng là những loài Rùa biển có tỷ lệ sống rất thấp: chỉ có 1/1.000 cá thể sống sót từ lúc được sinh ra đến lúc trưởng thành. Do vậy, Rùa biển được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp hạng bảo tồn ở mức nguy cấp toàn cầu (mức EN); Việt Nam đã đưa Rùa biển vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Đây là cá thể Rùa biển thứ 25 được Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp các nhóm tình nguyện viên, cộng đồng dân cư tổ chức cứu hộ và thả về biển trong 10 năm qua, trong đó có 13 cá thể Đồi Mồi, 12 cá thể Vích. Điều đó đã khẳng định về hiệu quả của sự hợp tác trong công tác bảo tồn Rùa biển giữa Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN Việt Nam) với Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long; nhất là công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương.

Rùa biển được gắn thẻ với mã số bên vây phải VN(N) 00011, vây trái VN(N) 00012 và thả về môi trường tự nhiên vào hồi 14h28’  ngày 06/3/2018 tại vùng biển Thiền viện Trúc lâm Giác tâm (Chùa Cái Bầu) – Thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trước sự chứng kiến của anh Nguyễn Như Thắng, ni cô chùa Cái Bầu, cùng nhiều khách thập phương đến vãn cảnh chùa. 

Một số hình ảnh thả Rùa biển về môi trường tự nhiên:

                                                                                                                                                                                                            Tác giả: Phạm Xuân Phương

                                                                                                                                                                                                                  Trưởng phòng Bảo tồn Biển


Lượt xem: 1372
Ý kiến bạn đọc:

Họ tên: Email:

Các tin liên quan:
  Điều tra hệ sinh thái vùng triều kết hợp thu thập mẫu vật phục vụ nghiên cứu bảo tồn nguồn gen năm 2021
  Hội nghị tổng kết phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên trên vùng đất ngập nước của Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2016-2020
  Điều tra hệ sinh thái vùng triều trên đảo Ba Mùn
  Tiếp và làm việc với Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với Công an huyện Vân Đồn cứu hộ 03 cá thể rùa biển thả về môi trường tự nhiên
  Phối hợp công tác cứu hộ rùa biển của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long và Công an Thành phố Cẩm Phả
  Cứu hộ rùa biển và tái thả về với môi trường tự nhiên nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Triển khai thực hiện giám sát, đánh giá hiện trạng rạn san hô đợt 1 năm 2019 tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức hội thảo “Lựa chọn vị trí xây dựng địa điểm lưu giữ và phương án bảo tồn nguồn gen ốc đĩa tại Vườn quốc gia Bái Tử Long”
  Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Tăng cường quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Tình nguyện viên Dự án bảo tồn Rùa biển huyện Cô Tô cứu hộ thành công một cá thể rùa biển
  Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Phương án chia sẻ lợi ích tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
  Vườn quốc gia Bái Tử Long cứu hộ thành công 01 cá thể Rùa biển
  Vườn quốc gia Bái Tử Long tiếp nhận và thả thành công động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường sống tự nhiên
Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến
Bạn trông đợi mức thưởng Tết thế nào?
   Xem kết quả